Tiết lộ “sốc” của Đại sứ Nga tại Mỹ vụ điệp viên Skripal

Sự kiện cựu điệp viên hai mang Skripal bị đầu độc ở Salisbury, Anh chỉ là một cái cớ nhỏ cho hành động khiêu khích được Mỹ chuẩn bị hơn ba tuần trước đó nhằm chống lại Nga.

Tuyên bố trên được Đại sứ Nga tại Mỹ, Anatoly Antonov, trong cuộc phỏng vấn với chương trình "Izvestiya Glavnoye" trên Kênh 5 truyền hình Nga, đưa ra.
"Sự kiện xảy ra ở Vương quốc Anh chỉ là một cái cớ để thực hiện sự khiêu khích đã được lên kế hoạch từ trước rất lâu nhằm chống lại Liên bang Nga. Chúng tôi nhìn rất kỹ, những người nào trong thời gian gần đây đã đến Đại sứ quán Mỹ tại Moscow. Đây là những người thuộc đối tượng nào, họ là những người từ Trung tâm khủng hoảng của Cục Anh thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Tất cả những sự khiêu khích này đã được chuẩn bị từ hơn ba tuần trước", Đại sứ Antonov nói.
Đại sứ Nga tại Mỹ Antonov.
Đại sứ Nga tại Mỹ Antonov.
Căng thẳng giữa Nga – Mỹ/phương Tây xấu đi nhanh chóng trong 2 tuần qua liên quan đến vụ việc ngày 4/3 vừa qua, cựu điệp viên hai mang Nga - Sergei Skripal và con gái Yulia được tìm thấy bất tỉnh trên một chiếc ghế tại một trung tâm thương mại ở thành phố Salisbury, Anh. Phía Anh cho rằng hai cha con ông Skripal bị tác động của một chất gây tê liệt thần kinh. Sau đó London khẳng định chất độc này được phát triển tại Nga và cáo buộc Moscow liên quan đến vụ việc.
Phía Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc này và khẳng định chương trình phát triển loại chất độc này không tồn tại ở Liên Xô cũ cũng như ở Nga. Mặc dù không đưa ra được bằng chứng nào, London đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga. Đáp lại, phía Nga cũng đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh.
Hiện tại, gần 30 quốc gia trên thế giới bày tỏ tình đoàn kết với chính phủ Anh đã tuyên bố trục xuất hơn 150 nhà ngoại giao Nga. Đáp trả, Nga cũng tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ, đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ ở St.Petersburg, cũng như trục xuất các nhà ngoại giao của các nước EU, NATO…

Nga giải thích ra sao chuyện tiếp tục bán dầu cho Triều Tiên?

Mátxcơva khẳng định nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm cung cấp dầu cho Triều Tiên, song không phải cấm tuyệt đối.

Tuyên bố được Bộ Ngoại giao Nga đưa ra ngày 30-12, ngay sau khi truyền thông phương tây đưa tin ít nhất ba lần trong các tháng 10 và 11 các tàu chở dầu Nga đã chuyển các sản phẩm hóa dầu cho Triều Tiên.

Một luồng ý kiến lập tức nổi lên cho rằng Nga đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an. Số khác cho rằng với tư cách là một trong 5 thành viên thường trực, việc Mátxcơva phá luật lại càng không thể chấp nhận.

"Nga vẫn tuân thủ đầy đủ các nghị quyết trừng phạt Triều Tiên", Bộ Ngoại giao Nga khẳng định trong thông cáo phát đi ngày 30-12.

"Chúng tôi cũng muốn nhắc thêm rằng việc cung cấp nhiên liệu, bao gồm các sản phẩm hóa dầu, cho Triều Tiên, là có giới hạn số lượng chứ không phải cấm hoàn toàn theo Nghị quyết số 2397", theo hãng thông tấn Tass.

Phà Mangyongbong-92 nối Triều Tiên và Nga - Ảnh: REUTERS
Phà Mangyongbong-92 nối Triều Tiên và Nga - Ảnh: REUTERS 

Thủ tướng Nga bị Mỹ đưa vào "tầm ngắm" trừng phạt

Hãng tin Sputnik cho biết, Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố một báo cáo, trong đó có danh sách gồm 114 chính trị gia và 96 doanh nhân người Nga có thể sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp đặt.

Phần lớn các quan chức cấp cao trong chính phủ Nga đều có tên trong một văn bản có tên “Báo cáo Kremlin”, có thể khiến các lệnh cấm vận chống Nga mới được áp dụng. Danh sách này bao gồm một số quan chức như Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, người giữ chức Tổng thống từ năm 2008 đến 2012.