Vụ ám sát nhà vật lý hạt nhân Iran: Nguy cơ bùng phát xung đột

Ngày 27/11, Bộ Quốc phòng Iran xác nhận ông Mohsen Fakhrizadeh, một nhà vật lý hạt nhân hàng đầu và là người đứng đầu cơ quan nghiên cứu và đổi mới của bộ, đã bị tấn công và thiệt mạng sau khi nỗ lực cứu chữa thất bại.

Fakhrizadeh là nhà vật lý hạt nhân hàng đầu của Iran và là "linh hồn" của chương trình hạt nhân Iran, được phương Tây gọi là “cha đẻ của bom hạt nhân Iran trong tương lai”.
Theo báo Anh The Guardian, vào chiều ngày 27/11 giờ địa phương, chiếc xe chở ông Fakhrizadeh đã bị phục kích ở thị trấn Absad, cách thủ đô Tehran khoảng 70 km về phía đông, những kẻ tấn công đã sử dụng chất nổ và súng máy. Các nhân chứng xác nhận có một vụ nổ tại hiện trường và hai bên đọ súng ác liệt. Theo truyền thông Iran, một chiếc xe tải chứa chất nổ đã phát nổ gần chiếc xe mà Fakhrizadeh đang ngồi. Sau khi xe chở ông dừng lại, ít nhất 5 tay súng trang bị súng máy đã bắn vào xe chở ông khiến nó bị thủng nhiều lỗ.
Vu am sat nha vat ly hat nhan Iran: Nguy co bung phat xung dot
 Ông Fakhrizadeh, nhà khoa học hạt nhân của Iran vừa bị ám sát chết hôm 27/11.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Iran ra thông báo xác nhận về cái chết của Fakhrizadeh: “Khi đội bảo vệ đọ súng với những kẻ khủng bố, Fakhrizadeh bị thương nặng và được đưa đến bệnh viện. Thật không may, các bác sĩ đã không cứu được ông. Vài phút trước, người phụ trách và nhà khoa học sau nhiều năm nỗ lực cống hiến đã hy sinh cao cả”. Ngoài ra, đội bảo vệ và người thân của ông cũng đều bị thương. Đài truyền hình quốc gia Iran cho biết một trong những kẻ khủng bố tham gia vụ ám sát đã bị bắt.
Hiện tại, chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố này, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Zarif tuyên bố: “Israel có thể đã tham gia vào vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân này. Hành vi hèn hạ này thể hiện hành vi hiếu chiến manh động của kẻ chủ mưu. Iran kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên minh châu Âu, chấm dứt tiêu chuẩn kép đáng xấu hổ và lên án hành động khủng bố của quốc gia này”.
Ông Hossein Dehghan, cố vấn quân sự của lãnh tụ tối cao Iran Khamenei, đã thề trả thù: “Chúng tôi sẽ giáng đòn sấm sét vào thủ phạm đã giết chết liệt sĩ này và khiến chúng phải hối hận về hành động của mình”, Dehan viết tweet. Hãng Reuters đưa tin, đại diện của Iran tại Liên hợp quốc đã gửi thư cho Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên hợp quốc Guterres, nêu rõ rằng “có những dấu hiệu quan trọng cho thấy Israel phải chịu trách nhiệm về vụ ám sát này”.
Trước đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres lên tiếng thông qua người phát ngôn: “Chúng tôi chú ý đến tin nhà vật lý hạt nhân Iran đã bị ám sát ở ngoại ô Tehran hôm nay. Chúng tôi kêu gọi kiềm chế và tránh mọi hành động nào có thể làm trầm trọng thêm tình hình trong khu vực”.
Sau khi ông Fakhrizadeh chết, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump đã đăng lại một dòng tweet của Yossi Melman, một phóng viên của báo Israel Haaretz (Tổ quốc) viết: “Theo báo cáo của Iran, Mohsen Fakhrizadeh đã bị ám sát tại Damavand, phía đông Tehran. Ông ta là người đứng đầu dự án quân sự bí mật của Iran và đã bị Mossad (cơ quan tình báo Israel) truy nã trong nhiều năm. Dù là về tâm lý hay nghiệp vụ, cái chết của ông ta đều là đòn giáng mạnh vào Iran”.
Cựu tướng không quân Israel Amos Yadlin nói: “Trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ ông Trump, một cuộc tấn công khủng bố như vậy có thể dẫn đến sự trả thù vũ trang từ Iran, nó có thể trở thành cớ để Mỹ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran”.
Theo New York Times, tính đến thời điểm sáng 28/11, có 3 quan chức Mỹ, gồm một quan chức chính phủ và hai quan chức cơ quan tình báo, cho rằng Israel đã lên kế hoạch và thực hiện vụ ám sát ông Fakhrizadeh. Hiện vẫn chưa rõ Mỹ có biết trước về vụ tấn công không, nhưng Mỹ và Israel, với tư cách là đồng minh thân thiết, luôn chia sẻ thông tin tình báo về Iran. Các quan chức Mỹ nói với CNN rằng họ “theo dõi chặt chẽ” những ảnh hưởng sau vụ ám sát, nhưng từ chối phát biểu công khai về vấn đề này để tránh làm leo thang thêm tình hình vốn đã căng thẳng.
Truyền thông Mỹ Axios ngày 25/11 dẫn lời một quan chức cấp cao của Israel cho biết quân đội Israel (IDF) những tuần gần đây đã nhận được chỉ thị chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự có thể xảy ra của Mỹ nhằm vào Iran trước khi ông Trump rời nhiệm sở.
Tin cho biết, chính phủ Israel đã chỉ thị cho IDF chuẩn bị, không phải vì có bất kỳ thông tin tình báo hoặc đánh giá nào rằng ông Trump sẽ ra lệnh tấn công, mà vì các quan chức cấp cao của Israel dự đoán thời gian trước khi ông Biden nhậm chức vào ngày 20/1 sẽ là “thời kỳ rất nhạy cảm”. Các quan chức Israel cho biết IDF đang chuẩn bị cho việc hành động trả thù của Iran có thể xảy ra, Iran có thể trả thù trực tiếp Israel hoặc có thể tiến hành trả thù Israel thông qua các đại diện của họ ở Syria, Dải Gaza và Lebanon.

Ảnh: Lễ Tạ ơn khác lạ ở nước Mỹ thời COVID-19

(Kiến Thức) - Người dân ở Mỹ đón Lễ Tạ ơn năm nay trong không khí khác lạ và ảm đạm vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19
 Lễ Tạ ơn năm nay trở nên khác biệt với người Mỹ, vắng lặng và đơn giản hơn trước, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. (Nguồn ảnh: Reuters)

Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-2
 Các nhà chức trách khuyến cáo người dân tránh tụ họp để đề phòng lây nhiễm COVID-19.

Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-3
 Người phụ nữ nhận đồ ăn được tình nguyện viên phân phát trong dịp Lễ Tạ ơn ở Washington ngày 26/11.

Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-4
 Cuộc Diễu hành Ngày Lễ Tạ ơn Macy's lần thứ 94 ở Manhattan, New York. Do dịch bệnh COVID-19, sự kiện này năm nay không cho khán giả tụ tập theo dõi và tham gia.

Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-5
 Người phụ nữ đeo khẩu trang nhận đồ ăn tại một trung tâm dành cho người vô gia cư ở Los Angeles, bang California, ngày 25/11.

Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-6
 Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 cho tài xế tại Stalen Island, New York, hôm 25/11.

Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-7
 Janis và Uri Segal ăn mừng Lễ Tạ ơn tại Detroit, bang Michigan, ngày 26/11. Họ vừa ngồi ăn vừa trò chuyện với những người thân qua ứng dụng trực tuyến.

Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-8
 Nhiều người Mỹ cao tuổi phải đón Lễ Tạ ơn năm nay trong cô đơn do viện dưỡng lão chỉ cho phép người thân tới thăm và nhìn họ qua ô tô để tránh nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-9
 Mỹ hiện vẫn là vùng dịch COVID-19 lớn nhất thế giới.

Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-10
Tính đến thời điểm hiện tại, số ca mắc COVID-19 tại Mỹ đã tăng lên hơn 13 triệu người, trong đó có 263.000 người tử vong. 

Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-11
Được biết, số ca mắc COVID-19 ở Mỹ tăng kỷ lục trong dịp Lễ Tạ ơn. 

Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-12
 Mức tăng đáng báo động dường như do hàng triệu người đi lại, tụ tập trong dịp Lễ Tạ ơn, bất chấp khuyến cáo của các nhà chức trách.

Anh: Le Ta on khac la o nuoc My thoi COVID-19-Hinh-13
Các nhà chức trách liên tục kêu gọi người dân ở nhà vì lo ngại dịp lễ sẽ gia tăng nguy cơ lây lan COVID-19. 

Người đàn ông đưa con trai đi xét nghiệm ADN và cái kết

Vì bị gia đình nói ra nói vào nên người đàn ông đã đưa con trai đi xét nghiệm để chứng minh với mọi người rằng vợ anh là dâu hiền, nhưng không ngờ kết quả lại khiến anh đau đớn.

Gần đây, một người đàn ông họ Lý đã đưa cậu con trai 4 tuổi tới Trung tâm giám định Tư pháp Phù Dung, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc để giám định xem anh và con trai có quan hệ huyết thống hay không.

Thực ra bản thân anh Lý cũng không nghi ngờ gì về danh tính của đứa trẻ, nhưng người nhà anh lại tỏ ra không hài lòng với cách hành xử của vợ anh Lý. Bởi lẽ anh Lý vốn là một người đàn ông hiền lành, lương thiện, lao tâm lao lực để kiếm tiền nuôi gia đình, trong khi đó vợ anh lại mê bài bạc, ăn mặc hở hang và có nhiều bạn bè.

Hậu quả nếu thỏa thuận hạt nhân Iran sụp đổ

(Kiến Thức) - Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015 đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn và dư luận lo ngại điều đó có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Bốn năm trước, vào tháng 7/2015 tại Vienna (Áo), sau thời gian đàm phán căng thẳng, Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt được một thỏa thuận cuối cùng về chương trình hạt nhân của Tehran, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).