Hậu quả nếu thỏa thuận hạt nhân Iran sụp đổ

(Kiến Thức) - Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết năm 2015 đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn và dư luận lo ngại điều đó có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Bốn năm trước, vào tháng 7/2015 tại Vienna (Áo), sau thời gian đàm phán căng thẳng, Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt được một thỏa thuận cuối cùng về chương trình hạt nhân của Tehran, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Theo thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được, Tehran cam kết hạn chế chương trình hạt nhân của họ, đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của quốc tế nhằm vào quốc gia này.
Hau qua neu thoa thuan hat nhan Iran sup do
Căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn chưa "hạ nhiệt". Ảnh: CNN. 
Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump đột ngột rút Mỹ khỏi thỏa thuận JCPOA vào tháng 5/2018 và tái áp các biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn lên Iran. Kể từ đó, mối quan hệ giữa Washington và Tehran ngày càng trở nên xấu đi.
Căng thẳng giữa Iran với Mỹ và phương Tây, đặc biệt là Anh, tiếp tục leo thang thời gian gần đây khiến dư luận lo ngại thỏa thuận hạt nhân này có nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn và kéo theo là những hậu quả khó lường. 
Một khi thỏa thuận hạt nhân đổ vỡ, khó có gì ràng buộc Iran trong vấn đề sở hữu vũ khí hạt nhân và như vậy có thể dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Iran và Mỹ. Khi đó, an ninh của khu vực Trung Đông, Châu Âu và thậm chí cả thế giới đều đặt trong tình trạng "báo động nguy hiểm". 

Mời độc giả xem thêm video: Căng thẳng Mỹ-Iran gia tăng xung quanh thỏa thuận hạt nhân P5+1 (Nguồn: VTC14)

Trước đó, hồi tháng 6/2019, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng cảnh báo rằng sự đổ vỡ của thỏa thuận hạt nhân Iran không mang lại lợi ích gì cho cả Châu Âu và Tehran.
"Nếu không có thỏa thuận này, không ai có thể chắc chắn rằng Iran sẽ không khôi phục việc phát triển vũ khí hạt nhân", ông Maas phát biểu.
"Và nếu Iran rút khỏi thỏa thuận JCPOA, họ sẽ bị quốc tế cô lập. Tình hình sẽ quay trở về như thời gian trước khi đạt được thỏa thuận, bao gồm tất cả các lệnh trừng phạt áp đặt lên Tehran. Điều đó không mang lại lợi ích cho Iran", nhà ngoại giao hàng đầu của Đức nói tiếp. 
Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Margot Wallstrom thì lên tiếng chỉ trích việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận năm 2015, cho rằng động thái của Washington không chỉ đe dọa đến sự tồn tại của thỏa thuận này mà còn tác động đến sự tín nhiệm của các cường quốc thế giới trong đàm phán với Triều Tiên.

Nhà Trắng từng đề nghị Lầu Năm Góc lên kế hoạch tấn công Iran

Đội ngũ an ninh quốc gia tại Nhà Trắng vào tháng 9/2018 từng đề nghị Lầu Năm Góc đưa ra các phương án tấn công quân sự nhằm vào Iran.
 

Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 13/1 dẫn nguồn thạo tin giấu tên cho biết điều này bắt nguồn từ việc một nhóm phiến quân được cho có liên quan tới Tehran đã phóng đạn cối vào khu vực gần Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad.

Châu Âu kêu gọi tránh leo thang quân sự trong vấn đề Iran

Ngày 13/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có chuyến thăm bất ngờ tới Brussels nhằm thảo luận với giới chức Liên minh châu (EU) về vấn đề Iran.
 

Sau cuộc gặp với ông Pompeo, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini cho biết đã chia sẻ với phía Mỹ quan điểm chung của EU là “kiềm chế tối đa và tránh leo thang quân sự”.

Thỏa thuận hạt nhân Iran: Mỹ nói không, châu Âu nói có

Ngày 8/6, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã tới Baghdad, bắt đầu chuyến thăm Iraq, chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran.
 

Theo phóng viên TTXVN tại Đức, phát biểu ngay khi đặt chân tới Baghdad, Ngoại trưởng Maas nói rằng có một mối nguy hiểm rõ ràng về tính toán sai lầm, hiểu lầm, khiêu khích dẫn đến hậu quả không lường trước được trong khu vực Trung Đông vốn rất căng thẳng này. Theo Ngoại trưởng Đức, sự leo thang mới nhất đòi hỏi Đức phải can thiệp nhằm làm giảm leo thang căng thẳng.