Voi ma mút thời tiền sử sắp hồi sinh ở Nga?

Trung tâm nghiên cứu nhân bản vô tính hàng đầu thế giới sắp được mở cửa ở thành phố lạnh giá nhất của Nga, hứa hẹn cho ra đời các loài sinh vật đã biến mất hoàn toàn trên Trái đất như voi ma mút.

Voi ma mut thoi tien su sap hoi sinh o Nga?
 Voi ma mút có thể tái xuất ở vùng Siberia, Nga.
Theo Mirror, cơ sở nghiên cứu đặt tại thành phố Yakutsk này tiêu tốn tới hơn 4,5 triệu bảng Anh. Cơ sở này được so sánh với “Công viên kỷ Jura” trong bộ phim nổi tiếng của Hollywood.
Cơ sở nghiên cứu sẽ chính thức đi vào hoạt động trong tháng tới, với mục tiêu “nghiên cứu các loài sinh vật tuyệt chủng ở cấp độ tế bào và tìm cách hồi sinh các loài sinh vật như voi ma mút, hổ hang động và loài ngựa cổ xưa”.
Cơ sở nghiên cứu nhân bản này được kỳ vọng sẽ giúp mở ra một trang mới đối với các nhà khoa học Nga. Họ đã thu thập nhiều mẫu ADN của các loài sinh vật từ thời tiền sử, được bảo quản nguyên vẹn trong lớp băng vĩnh cửu trong hàng chục ngàn năm.
Voi ma mut thoi tien su sap hoi sinh o Nga?-Hinh-2
 Các nhà khoa học Nga thu thập được nhiều mẫu ADN của voi ma mút còn nguyên vẹn.
Lena Grigorieva, nhà khoa học Nga nói: “Chúng tôi sở hữu những mẫu vật độc đáo nhất thế giới, không chỉ giúp mở ra khả năng nhân bản động vật, mà còn giúp giải mã những căn bệnh hiếm gặp và cách phòng tránh”.
Cơ sở nghiên cứu mới này có liên hệ với giáo sư đại học Havard, George Church. Ông Church là người lên kế hoạch hồi sinh voi ma mút dựa trên phôi thai loài voi châu Á vào năm 2020.
Nếu thành công, loài voi lai tạo mới sẽ được thả về tự nhiên ở Siberia, tái tạo khu vực sinh tồn của voi ma mút ở phía bắc Yakutia.

Điều kỳ thú về cây lác sống bền bỉ, phổ biến ở Vĩnh Long

(Kiến Thức) - Cây lác là loài cây dễ trồng và cho năng suất cao, cho thu hoạch tới 3 vụ/năm, là loài cây dễ trồng, thích hợp với mọi loại đất. Hiện cây lác khô còn được xuất khẩu sang nước ngoài.
 

Dieu ky thu ve cay lac song ben bi, pho bien o Vinh Long
 Cây lác thuộc họ cói và có đến mấy nghìn loài khác nhau, trong đó phần lớn là cây cỏ hoang dại, mọc khắp nơi từ đầm lầy tới đồng ruộng. Ảnh quehuongmientay.
Dieu ky thu ve cay lac song ben bi, pho bien o Vinh Long-Hinh-2
Cây lác là cây một lá mầm, thân trông mảnh khảnh, yếu ớt nhưng sức sống vô cùng dẻo dai. Ảnh quehuongmientay. 
Dieu ky thu ve cay lac song ben bi, pho bien o Vinh Long-Hinh-3
 Cây lác có khả năng chịu hạn mặn tốt. Đây là loài cây dễ trồng, thích hợp với mọi loại đất, thời tiết. Ảnh travinh.
Dieu ky thu ve cay lac song ben bi, pho bien o Vinh Long-Hinh-4
 Đặc biệt, cây lác chỉ một lần trồng có thể thu hoạch từ 2 - 5 năm, thậm chí thu hoạch gần 10 năm mới thay giống mới. Ảnh vncgarden.
Dieu ky thu ve cay lac song ben bi, pho bien o Vinh Long-Hinh-5
 Ngày xưa, cây lác chỉ được cắt về phơi khô, làm dây bó lúa, cột gói lá, thịt cá khi đi chợ. Ảnh baovinhlong.
Dieu ky thu ve cay lac song ben bi, pho bien o Vinh Long-Hinh-6
 Ngày nay, cây lác được dùng để làm các sản phẩm có tính chất thủ công mỹ nghệ như chiếu, đệm, giỏ, thảm… Ảnh sachphapluat.
Dieu ky thu ve cay lac song ben bi, pho bien o Vinh Long-Hinh-7
 Thậm chí, hiện nay cây lác khô còn được xuất khẩu sang nước ngoài. Ảnh baodongkhoi.

Chết cười khoảnh khắc động vật e thẹn, né ống kính máy ảnh

(Kiến Thức) - Không chỉ có người biết nhút nhát, xấu hổ, những động vật hoang dã cũng có những khoảnh khắc không muốn lộ mặt ra vì ngượng nghịu. Khoảnh khắc động vật e thẹn, né ống kính máy ảnh gây ấn tượng.

Chet cuoi khoanh khac dong vat e then, ne ong kinh may anh
 Bức ảnh động vật e thẹn là một con cú hoang dã vừa tò mò vừa nhút nhát, mặc dù rất muốn biết nhiếp ảnh gia đang làm gì thế nhưng nó nhất quyết không chịu bay ra ngoài xem xét mà chỉ ngó ra một chút đầu ra để quan sát.