Vỡ mộng chung cư 6 sao, cư dân Hòa Bình Green City đội nắng gần 40 độ đòi quyền lợi

Dưới cái nắng gắt trên 39 độ C, cư dân chung cư cao cấp Hòa Bình Green City đã cùng nhau tập trung căng băng rôn để đòi quyền lợi khi bỏ ra hàng tỷ đồng mua nhà tại dự án được quảng bá là chung cư cao cấp 6 sao…

Nhằm yêu cầu chủ đầu tư là Công ty TNHH Hòa Bình (ông Nguyễn Hữu Đường giữ chức Chủ tịch HĐQT) phải có câu trả lời cho cư dân về thời hạn cấp sổ đỏ, minh bạch các chi phí quản lý và quỹ bảo trì của cư dân để đảm bảo chất lượng dịch vụ của tòa nhà đúng với những cam kết khi mua nhà…. sáng 1/7, cư dân tại khu chung cư đã cùng nhau tập trung căng băng rôn nói rõ kiến nghị của mình với chủ đầu tư.
Trao đổi với PV báo điện tử Infonet, người mẫu Nguyễn Hạ Vy – một cư dân mua nhà tại dự án Hòa Bình Green City cho biết, chị và nhiều cư dân khác đã chuyển đến sinh sống tại tòa tháp H2 được 3 năm, còn tại tòa H1 thì cư dân đã ở được hơn 4 năm. Thế nhưng, cho đến giờ chị Vy và phần lớn cư dân ở hai tòa tháp này đều chưa được cấp sổ đỏ.
“Rất nhiều ý kiến của cư dân phản ánh trong các cuộc họp với Ban quản lý và Chủ đầu tư nhưng đều bị chìm vào hứa hẹn và lý do, và bây giờ, chúng tôi không thể chờ đợi thêm được nữa, chúng tôi cần một câu trả lời chính xác và thời hạn giải quyết dứt điểm của chủ đầu tư: Bao giờ người dân có sổ đỏ? Có phải hai tòa nhà chung cư đang bị chủ đầu tư thế chấp ngân hàng không?”, chị Hạ Vy nói.
Theo chị Vy phản ánh, chất lượng dịch vụ của tòa nhà ngày càng xuống cấp, việc bảo hành bảo trì theo hợp đồng chậm chạp, cùng với đó là có lộ trình cắt giảm các tiện ích của dân cư. Cụ thể, mặc dù trời nắng nóng 39-40 độ C nhưng điều hòa ở sảnh bị cắt, điện hành lang cũng cắt, thông gió tầng hầm cũng cắt…. khiến cư dân mất hết sự kiên nhẫn.
“Khi mua nhà, dự án Hòa Bình Green City được quảng bá là chung cư có chất lượng 6 sao, tôi mua nhà với giá gần 40 triệu đồng/m2 nhưng bây giờ vào ở lại cảm thấy nó đang biến dần thành khu nhà ở thấp cấp thì thật khó chấp nhận”, chị Vy bức xúc nói.
Ngoài ra, theo bác Nguyễn Thái Hòa, chủ căn hộ 1012 – tòa B2H2, không hiểu vì lý do gì mà cư dân đã về sinh sống 3 năm nay nhưng vẫn chưa được chủ đầu tư tổ chức hội nghị để thành lập Ban quản trị chung cư. Chính vì thế mà số tiền quỹ bảo trì theo ước tính của cư dân là khoảng 40 tỷ đồng vẫn đang do chủ đầu tư nắm giữ.
Các cư dân đặt câu hỏi: Đến bao giờ chủ đầu tư mới tổ chức hội nghị nhà chung cư để bầu ra Ban quản trị và và bàn giao kinh phí này?
Chung cư Hòa Bình Green City của đại gia Đường bia này từng dính nhiều lùm xùm như: chưa có giấy phép xây dựng, chưa nộp thuế nhưng vẫn hoàn thiện xong phần móng; tự ý xây dựng hai ngôi chùa trên nóc hai tòa nhà; xây dựng làm nứt nhà dân….
Dưới đây là một số hình ảnh cư dân tập trung đòi quyền lợi dưới trời nắng gắt được PV báo điện tử Infonet ghi lại:
 

Cư dân chung cư cao cấp Hòa Bình Green City ở 505 Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã cùng nhau tập trung căng băng rôn để đòi quyền lợi khi bỏ ra hàng tỷ đồng mua nhà...
 Cư dân chung cư cao cấp Hòa Bình Green City ở 505 Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã cùng nhau tập trung căng băng rôn để đòi quyền lợi khi bỏ ra hàng tỷ đồng mua nhà...

Mặc dù đã về ở được 3-4 năm nay nhưng cư dân vẫn chưa được cấp sổ đỏ.
 Mặc dù đã về ở được 3-4 năm nay nhưng cư dân vẫn chưa được cấp sổ đỏ.

 

 

Ngoài vấn đề sổ đỏ, cư dân còn đề nghị chủ đầu tư công khai, minh bạch quỹ bảo trì hàng chục tỷ đồng cho cư dân.
Ngoài vấn đề sổ đỏ, cư dân còn đề nghị chủ đầu tư công khai, minh bạch quỹ bảo trì hàng chục tỷ đồng cho cư dân. 

 

Bỏ ra hàng tỷ đồng mua nhà để được hưởng chất lượng 6 sao như quảng cáo lúc bán nhà của chủ đầu tư nhưng thực tế khi vào ở nhiều cư dân cho biết nhà đang xuống cấp dần và chẳng khác nào khu nhà ở thấp cấp khiến nhiều người bức xúc.
Bỏ ra hàng tỷ đồng mua nhà để được hưởng chất lượng 6 sao như quảng cáo lúc bán nhà của chủ đầu tư nhưng thực tế khi vào ở nhiều cư dân cho biết nhà đang xuống cấp dần và chẳng khác nào khu nhà ở thấp cấp khiến nhiều người bức xúc. 

Dự án chung cư nghìn tỷ Hòa Bình Green làm nứt nhà dân

Gia đình bà Chung (Hai Bà Trưng) luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sập nhà, do việc xây dựng dự án Hoà Bình Green City khiến nhà bị lún, nứt.

Trước khi tòa nhà chung cư Hòa Bình Green City chưa xây dựng thì toàn bộ ngôi nhà mà hộ gia đình bà Chung đang sinh sống ổn định, không có hiện tượng nứt nẻ, nghiêng lún.
Tường nhà bà Chung bị nứt.
Tường nhà bà Chung bị nứt. 
Nhưng từ khi chủ đầu tư Công ty TNHH Hòa Bình triển khai xây dựng Chung cư Hòa Bình Green City - khu nhà 35 tầng phía Tây giáp với ngôi nhà gia đình bà đang sinh sống, thì toàn bộ tường ngôi nhà bà Chung đã xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài.
Đặc biệt là sau khi chủ đầu tư tiến hành đào móng và ép cọc bê tông để xây dựng khu chung cư Hòa Bình Green City, thì bên trong và bên ngoài ngôi nhà đã bị nứt, biến dạng rất nghiêm trọng. Toàn bộ mặt sàn khu tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà đều bị thấm dột.
Khu vực tầng 2 nhà bà xuất hiện rất nhiều các vết nứt ngang, dọc khiến cả gia đình đều lo lắng khi hàng ngày vẫn phải tiếp tục sinh sống tại đây.
"Những vết nứt xuất hiện ngày càng nhiều, khiến gia đình tôi rất lo lắng. Chúng tôi đã thuê công ty kiểm định vào để kiểm tra và xác định mức độ hư hại của ngôi nhà", bà Chung cho hay.
Theo bà Chung, sau khi xảy ra việc lún, nứt, chủ đầu tư đã cử người sang kiểm tra và đưa ra mức đền bù cho gia đình. Tuy nhiên mức đến bù này quá thấp so với thiệt hại mà gia đình bà đang phải gánh chịu.
Dự án Hòa Bình Green city.
Dự án Hòa Bình Green city. 

BĐS phía nam Hà Nội "dậy sóng" vì tiện ích đầy đủ

(Kiến Thức) - Tiện ích về giáo dục, y tế, giải trí đầy đủ, chất lượng tốt nên thị trường nhà ở phía Nam Hà Nội đang trở thành “thỏi nam châm” hút khách.

Lâu nay, nói đến thị trường bất động sản Hà Nội, hình dung của nhiều người mới chỉ có phía Tây thành phố mới sôi động. Tuy nhiên, từ khoảng giữa 2016, thị trường chứng kiến sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của các dự án bất động sản ở phía Nam Hà Nội. Theo các chuyên gia bất động sản, không phải ngẫu nhiên mà các dự án phía Nam Hà Nội lại có bước chuyển mình mạnh mẽ. Điều kiện tiên quyết chính là hạ tầng cơ bản phục vụ cuộc sống sinh hoạt từ giao thông, giáo dục, y tế và không thể thiếu giải trí. Thị trường bất động sản phía Nam TP.Hà Nội đang dần khẳng định mình từ chính những điều kiện tiên quyết ấy.

"Số phận" khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City sẽ thế nào?

(Kiến Thức) - Dư luận đang quan tâm rằng, với những vi phạm trước đó, khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City sẽ bị Hà Nội xử lý thế nào?

Liên quan đến vấn đề Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) vừa bị Hà Nội đề nghị xử lý nghiêm những vi phạm, dư luận đang rất quan tâm đến "số phận" hai khu tâm linh trên nóc tòa nhà này sẽ thế nào, khi đã "dính" sai phạm xây dựng không phép?

Kiến Thức đã có cuộc trao đổi nhanh với luật sư Quản Văn Hào - Công ty Luật TNHH An Nam để đưa ra dự đoán về việc xử lý khu tâm linh này, cũng như trách nhiệm của chủ đầu tư Hòa Bình Green City. 

Theo luật sư Quản Văn Hào, về phần khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City, căn cứ tại Điểm d, Khoản 3, Điều 5 nghị định 121/2013/NĐ-CP thì công trình có thể bị áp dụng biện pháp buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (sau đây viết tắt là Nghị định số 180/2007/NĐ-CP).

Khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City.
Khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City. 

Trong đó, Điều 13 nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị xử lý như sau:

1. Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng.

2. Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc chủ đầu tư tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng; đồng thời, áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

3. Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp phải bị cưỡng chế phá dỡ. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ. Tùy mức độ vi phạm, chủ đầu tư còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra"

Bên cạnh đó, việc chủ đầu tư dự án Hòa Bình GreenCity đã tự ý xây dựng 1 khu tâm linh trên nóc tòa nhà CT1 (đã đưa vào sử dụng từ khoảng tháng 6/2014) và 1 khu tâm linh trên nóc tòa nhà CT2 (đã đưa vào sử dụng khoảng tháng 2/2015), có thể sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000, áp dụng theo đồng điểm c, khoản 5, nghị định 121/2013/NĐ-CP.

Cụ thể, khoản 5, điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/ 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì:

Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:

"a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình".

Để có thông tin đa chiều, trong ngày 9/2, Kiến Thức đã liên hệ với Công ty TNHH Hòa Bình - chủ đầu tư Hòa Bình Green City - để tìm hiểu về hướng xử lý vụ việc nêu trên. Tuy nhiên, đại diện đơn vị này hiện đang đi công tác và hẹn sẽ trả lời sau.

Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc...