Viettel sắp “tham chiến” vào truyền hình cáp

Đại diện Trung tâm Truyền hình cáp Viettel cho biết, Viettel sẽ chính thức cung cấp dịch vụ truyền hình cáp từ tháng 4/2014, đúng thời hạn đã cam kết khi được cấp phép.

Từ giữa tháng 3/2013, Viettel đã thử nghiệm cung cấp dịch vụ truyền hình cáp tại Hà Nội, TP.HCM và đang thử nghiệm tại Hà Nam. Từ nay đến tháng 4/2014, Viettel sẽ đồng loạt ra quân triển khai cung cấp dịch vụ tại 15 tỉnh, thành.
Viettel đang nhanh chóng triển khai mạng cáp truyền hình tại các tỉnh, thành phố.
Viettel đang nhanh chóng triển khai mạng cáp truyền hình tại các tỉnh, thành phố. 
Cho đến thời điểm này, Viettel đã triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số tại một số tòa nhà và các khu đô thị lớn như: Royal City, Ecopark tại Hà Nội; Âu Cơ và Belaza tại TP.HCM với chính sách cước phí thử nghiệm như sau: Gói HD được miễn 50% phí lặp đặt chỉ còn 50.000 đồng, khách hàng được miễn 3 tháng cước thuê bao kể từ khi nghiệm thu, được mượn thiết bị HD trong 3 tháng thử nghiệm, sau 3 tháng khách hàng sẽ trả chi phí mua thiết bị như giá mua mới tại thời điểm đó, đồng thời trả cước thuê bao 85.000 đồng/tháng, gói HD của Viettel hiện tại có 85 kênh.
Tháng 4/2013, Bộ TT&TT đã cấp phép cho Tập đoàn Viettel cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trên phạm vi toàn quốc, trước khi được cấp phép, Viettel đã gửi lên Bộ TT&TT bản cam kết chính thức cung cấp dịch vụ sau 12 tháng được cấp phép, nếu không sẽ chịu nộp phạt 30 tỷ đồng.
Hiện tại, Viettel cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV thương hiệu NextTV với giá cước 110.000 đồng/tháng cho gói dịch vụ NetTV FullHD100, 65.000 đồng/tháng cho gói Basic.
Đại diện Viettel cũng cho biết, vào thời điểm này Viettel chưa công bố thông tin về giá cước cũng như chiến lược phát triển dịch vụ truyền hình cáp. Nhưng vị đại diện này cho hay, Viettel sẽ không tập trung phát triển tại các khu vực mà dịch vụ truyền hình trả tiền đã bão hòa.
Trước đây, phát biểu với truyền thông, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, Tập đoàn này sẽ đi theo chiến lược phổ cập hàng hóa, dịch vụ nhắm đến khách hàng bình dân, vì thế chính sách giá sẽ đáp ứng lớp khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Hiện mạng băng rộng cáp quang của Viettel hướng đến mọi nhà, mục tiêu là cáp quang cách hộ gia đình chỉ 100m và đoạn tiếp theo là cáp đồng trục đạt tới 100Mbps với những dịch vụ đầu tiên được chuyển tải truyền hình và dữ liệu.
Nhiều người trong giới kinh doanh dịch vụ truyền hình cho biết, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình đều đang "nghe ngóng" động thái của Viettel, cả về lựa chọn công nghệ lẫn chính sách giá của Viettel.
Ông Lê Đình Cường, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Truyền hình trả tiền VNPayTV cũng cho rằng, các doanh nghiệp truyền hình đang e ngại sự có mặt của Viettel vì nhà mạng này có thể đưa ra mức giá thấp hơn mặt bằng chung, Viettel đang chào giá thuê bao nông thôn chỉ 30.000 - 40.000 đồng/tháng.
Hiện nay, dịch vụ truyền hình vệ tinh của AVG có gói cước thấp nhất chỉ 33.000 đồng/tháng, VTC cũng cho biết có thể thiết kế gói cước giá rẻ khoảng 30.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, vào hồi cuối năm 2013, đại diện VTC và VASC đã kiến nghị Bộ TT&TT cần quản lý giá sàn dịch vụ truyền hình để tránh hiện tượng đua nhau giảm giá, bán phá giá để cạnh tranh.

Minsk “khờ” ra mắt thêm mẫu cào cào mới

Sau khi trở lại thị trường bằng 2 mẫu xe thời thượng, mới đây, hãng xe máy đến từ Belarus tiếp tục cho ra mắt chiếc xe thuộc dòng supermoto - CX 200.

Ở Việt Nam, cái tên Minsk không còn xa lạ gì đối với nhiều người chơi xe. Trước kia, xe Minsk được tận dụng để chở hàng hóa, chạy trên nhiều loại địa hình. Xe xuất hiện nhiều ở phía Bắc, và cho đến ngày nay, vẫn có nhiều hội chơi đam mê loại xe này.
M1nsk CX 200 .
M1nsk CX 200 .

Điểm danh dự án tỷ đô thành “bánh vẽ”

(Kiến Thức) - Tưởng chừng dự án "khủng" với vốn đầu tư hàng triệu đô sẽ thành hiện thực nhưng sau vài năm những dự án này vẫn chỉ là "bánh vẽ".

Ngày 6/2, Tập đoàn Tata (Ấn Độ) quyết định dừng dự án thép 5 tỷ USD tại Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sau 7 năm ký kết liên doanh với đối tác Việt Nam. Ảnh: Khu đất trước đây Hà Tĩnh định cho Tata triển khai dự án.
 Ngày 6/2, Tập đoàn Tata (Ấn Độ) quyết định dừng dự án thép 5 tỷ USD tại Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sau 7 năm ký kết liên doanh với đối tác Việt Nam. Ảnh: Khu đất trước đây Hà Tĩnh định cho Tata triển khai dự án. 
Lý do Tata đưa ra: "Sự chậm trễ trong việc phê duyệt dự án và những thử thách trong môi trường kinh doanh". Đối với dự án này, số tiền đền bù giải phóng mặt bằng khoảng 4.000 tỷ đồng là vấn đề khó với Hà Tĩnh.
 Lý do Tata đưa ra: "Sự chậm trễ trong việc phê duyệt dự án và những thử thách trong môi trường kinh doanh". Đối với dự án này, số tiền đền bù giải phóng mặt bằng khoảng 4.000 tỷ đồng là vấn đề khó với Hà Tĩnh. 
Dự án dự kiến xây dựng nhà máy 4,5 triệu tấn/năm với sản phẩm là thép tấm, thép cuộn cán nóng, cuộn cán nguội. Thời gian xây dựng từ 2009-2015, chia làm 2 giai đoạn. Nguồn nguyên liệu chính lấy từ quặng sắt ở mỏ Thạch Khê (ở phía bắc tỉnh Hà Tĩnh).
 Dự án dự kiến xây dựng nhà máy 4,5 triệu tấn/năm với sản phẩm là thép tấm, thép cuộn cán nóng, cuộn cán nguội. Thời gian xây dựng từ 2009-2015, chia làm 2 giai đoạn. Nguồn nguyên liệu chính lấy từ quặng sắt ở mỏ Thạch Khê (ở phía bắc tỉnh Hà Tĩnh).
Tháng 9/2013, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về việc chấm dứt đầu tư dự án Căn cứ dịch vụ dầu khí Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Sơ đồ quy hoạch dự án.
 Tháng 9/2013, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về việc chấm dứt đầu tư dự án Căn cứ dịch vụ dầu khí Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Sơ đồ quy hoạch dự án.
Dự án đặt tại phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 5/2011, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,35 tỷ USD. Theo kế hoạch, dự án hoàn thiện vào năm 2017, nhưng đến thời điểm cho dừng, dự án vẫn chưa triển khai hạng mục nào.
Dự án đặt tại phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 5/2011, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,35 tỷ USD. Theo kế hoạch, dự án hoàn thiện vào năm 2017, nhưng đến thời điểm cho dừng, dự án vẫn chưa triển khai hạng mục nào. 
Qua dự án này, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Petro Vietnam rút kinh nghiệm trong công tác đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả...
Qua dự án này, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Petro Vietnam rút kinh nghiệm trong công tác đầu tư, tránh đầu tư dàn trải, không hiệu quả... 
Trước đó, tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu chủ đầu tư là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) dừng triển khai dự án Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong (ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh), trị giá 3,6 tỷ USD.
 Trước đó, tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu chủ đầu tư là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) dừng triển khai dự án Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong (ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh), trị giá 3,6 tỷ USD. 
Trong lĩnh vực du lịch, dự án Hòn Ngọc Châu Á trị giá 2 tỷ euro tại Phú Quốc cũng chung số phận thu hồi. Tháng 6/2013, UBND tỉnh Kiên Giang đã thống nhất thu hồi chủ trương đầu tư dự án vì chậm tiến độ.
 Trong lĩnh vực du lịch, dự án Hòn Ngọc Châu Á trị giá 2 tỷ euro tại Phú Quốc cũng chung số phận thu hồi. Tháng 6/2013, UBND tỉnh Kiên Giang đã thống nhất thu hồi chủ trương đầu tư dự án vì chậm tiến độ. 
Dự án của Tập đoàn Trustee Suisse (Thụy Sĩ) và một đối tác Việt Nam được đề xuất từ cuối năm 2007, với các hạng mục quan trọng như khu trung tâm tài chính, khu phức hợp đô thị - du lịch nhưng tới thời điểm thu hồi, dự án vẫn chưa lập phương án bồi thường, tái định cư, cũng chưa hoàn thành lập quy hoạch chi tiết xây dựng dự án.
Dự án của Tập đoàn Trustee Suisse (Thụy Sĩ) và một đối tác Việt Nam được đề xuất từ cuối năm 2007, với các hạng mục quan trọng như khu trung tâm tài chính, khu phức hợp đô thị - du lịch nhưng tới thời điểm thu hồi, dự án vẫn chưa lập phương án bồi thường, tái định cư, cũng chưa hoàn thành lập quy hoạch chi tiết xây dựng dự án.
Trong khi đó, tại Quảng Ngãi, dự án Nhà máy thép Guang Lian - Dung Quất (huyện Bình Sơn) sau 6 năm triển khai vẫn dậm chân tại chỗ.
Trong khi đó, tại Quảng Ngãi, dự án Nhà máy thép Guang Lian - Dung Quất (huyện Bình Sơn) sau 6 năm triển khai vẫn dậm chân tại chỗ.
Dự án do Tập đoàn Tycoons và E-United (lãnh thổ Đài Loan) đầu tư với số vốn hiện tại là 4,5 tỷ USD. Sau 5 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, dự án tỷ đô này đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống, nhấp nhô cọc bê-tông, chỉ quây rào để giữ đất.
Dự án do Tập đoàn Tycoons và E-United (lãnh thổ Đài Loan) đầu tư với số vốn hiện tại là 4,5 tỷ USD. Sau 5 lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, dự án tỷ đô này đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống, nhấp nhô cọc bê-tông, chỉ quây rào để giữ đất.  
Dự án đã thu hồi đất của người dân từ năm 2007 nhưng tới nay dự án không triển khai mà dân lại mất đất sản xuất nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
 Dự án đã thu hồi đất của người dân từ năm 2007 nhưng tới nay dự án không triển khai mà dân lại mất đất sản xuất nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.