![]() |
![]() |
Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Theo đó, Quốc hội cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Sau khi Vietnam Airlines (HVN) được hỗ trợ vay vốn, hiện nay các hãng hàng không tư nhân như Vietjet, Bamboo cũng kiến nghị sự hỗ trợ của Chính phủ.
Tuy nhiên, trả lời về vấn đề này tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 2/12, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, từ khi dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải nói chung, không riêng ngành hàng không.
Bộ GTVT đã phối hợp với các bộ, ngành, thực hiện chủ trương của Chính phủ đưa ra một số quyết sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải thông qua việc giảm phí mặt đất, giảm thuế nhiên liệu bay… và việc này đối xử bình đẳng không phân biệt hãng hàng không nào.
Còn Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia có vốn của Nhà nước, do đó Nhà nước cần bảo toàn nguồn vốn này sau khi hãng bị tác động nặng nề do đại dịch.
Còn với đề xuất của các hãng hàng không tư nhân, cần phải làm rõ là vốn của các hãng hàng không này ở đâu và hỗ trợ theo phương thức nào.
![]() |
Trước đó, tại hội thảo Vượt qua khủng hoảng, phát triển bền vững ngành hàng không Việt Nam ngày 26/11, bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó tổng giám đốc Vietjet Air (VJC) cho biết hãng này đã lỗ trong 9 tháng qua, dù đã bán, chuyển nhượng tài sản tích luỹ trong nhiều năm, giảm lương tới 50 - 70% với quản lý cấp cao, trung và chỉ trả mức thu nhập tối thiểu 8 - 10 triệu đồng với người lao động.
"Các doanh nghiệp hàng không đều gặp khó khăn về thanh khoản trong 2 - 3 năm tới do sụt giảm mạnh về doanh thu. Vietnam Airlines đã được Quốc hội phê duyệt phương án cho phép Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn, gia hạn để các ngân hàng thương mại cho vay.
Vietjet xin kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét hỗ trợ nguồn tái cấp vốn vay hạn mức 4.000 tỷ đồng để giải quyết thanh khoản với lãi suất ưu đãi trong thời hạn 3 - 5 năm. Sau đó, Vietjet sẽ bắt đầu trả nợ và lãi từ 2023 - 2025", bà Phương nói.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Tiến Hoàng, Phó ban Kế hoạch phát triển Vietnam Airlines, dự báo thiệt hại hàng không Việt Nam là 4 tỷ USD trong năm nay. Riêng Vietnam Airlines doanh thu giảm hơn nửa, số lỗ năm nay dự kiến khoảng 14.000 - 15.000 tỷ đồng.
Đại diện Bamboo Airways cho hay, quy mô hãng bay này nhỏ bằng 1/3 - 1/4 so với Vietnam Airlines và Vietjet, nhưng thiệt hại do COVID-19 cũng không kém. Hãng này cũng đề xuất Quốc hội và Chính phủ xem xét gói tài chính hỗ trợ cho các hãng hàng không tư nhân như đã phê duyệt hỗ trợ cho Vietnam Airlines.
Các hãng hàng không đều chung kiến nghị kéo dài thời gian giảm 50% phí cất hạ cánh, giá dịch vụ bay đến hết năm 2021; giảm 70% thuế môi trường. Ngoài ra, mở lại các chuyến bay thương mại quốc tế ở một số nước đã kiểm dịch tốt, không cấp phép bay cho các hãng hàng không cho tới năm 2024 (chỉ cấp phép hãng bay khi tự chủ nguồn lực, có kế hoạch bay và tiềm lực tài chính rõ ràng).
Các hãng cũng kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cho vay lãi suất 0% để trả lương cán bộ, công nhân viên...
Cụ thể, giá heo hơi tại Hưng Yên và Hà Nội, sau khi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, mức giao dịch của hai địa phương này đang chạm mốc 78.000 đồng/kg, dẫn đầu toàn khu vực hiện tại.
Còn tại Ninh Bình, Lào Cai, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nam và Vĩnh Phúc, giá heo hơi thu mua tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg lên mức 73.000 - 75.000 đồng/kg.
Các địa phương như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nam Định giá heo hơi hôm nay đi ngang, hiện được thu mua với mức 72.000 - 74.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 72.000 - 78.000 đồng/kg.
![]() |
Giá heo duy trì đà tăng, mức cao nhất đạt 77.000 đồng/kg. |
Cụ thể, giá heo hơi tại 3 tỉnh Quảng Nam, Bình Định và Ninh Thuận đang giao dịch heo hơi trong khoảng 71.000 - 73.000 đồng/kg, tức tăng 2.000 đồng/kg,
Tương tự, Khánh Hòa và Bình Thuận giá heo hơi cũng nhích nhẹ 1.000 đồng/kg lên lần lượt 72.000 và 73.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An giá heo hơi được thu mua với mức 72.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Thanh Hóa, Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Lâm Đồng giá heo hơi ở mức 70.000 - 71.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 70.000 - 73.000 đồng/kg.
Cùng tăng 2.000 đồng/kg, giá tại Bình Dương và Bạc Liêu là 71.000 đồng/kg trong khi Đồng Tháp, Tiền Giang giao dịch nhỉnh hơn với 72.000 đồng/kg.
Còn tại Tây Ninh và Bình Phước, heo hơi đang được thu mua với giá từ 70.000 - 71.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với ghi nhận của ngày hôm trước.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau, Cần Thơ, Long An giá heo hơi ở mức 71.000 - 72.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vũng Tàu giá heo hơi được thu mua với mức 70.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam đang dao động trong khoảng từ 70.000 - 72.000 đồng/kg.