Vietjet Air hoãn bay không báo, hành khách "sôi máu"

Khách hàng tỏ ra bực bội với dịch vụ của hãng hàng không Vietjet Air khi  hoãn chuyến bay mà không hề thông báo. 

Theo phản ánh của hành khách mua vé hãng hàng không Vietjet Air có chuyến khởi hành vào chiều 26/4, lộ trình Hà Nội - TP. HCM đã bị hãng này hoãn chuyến kéo dài gây bất bình. Vào hồi 18h, một nam hành khách cho biết, tình hình tại sảnh chờ sân bay Nội Bài đang rất nóng, hàng chục hành khách đang tỏ rõ sự bực bội với cách giải quyết sự cố của hãng hàng không Vietjet Air.
Hành khách tức giận với cách xử lý sự cố của hãng Vietjet Air.
Hành khách tức giận với cách xử lý sự cố của hãng Vietjet Air. 
Nhiều hành khách đã bị hoãn chuyến nhưng không nhận được bất kỳ thông báo nào của hãng này. “Theo lịch là 17h25 bay, nhưng mãi tới 17h30 vẫn không thấy hãng thông báo gì. Có thông tin cho rằng do thiếu khách nên hoãn để dồn khách. Nghe đâu sẽ bị hoãn tới hơn 20h mới được bay. Điều khiến hành khách chúng tôi bất bình nhất chính là việc không có đại diện nào của hãng Vietjet Air đứng ra để giải quyết sự việc. Chúng tôi không nhận được bất kỳ một lý giải nào của hãng về sự cố. Chúng tôi hỏi nhân viên làm thủ tục thì họ chỉ im lặng, không có câu trả lời nào. Họ chỉ biết gọi nhân viên an ninh tới để ngăn chúng tôi”.
Đặc biệt, trong số hàng chục hành khách đang vạ vật tại sân bay Nội Bài do Vietjet Air hoãn chuyến không lý do có nhiều trường hợp đi muộn, bị hãng phạt tiền nhưng sau đó hủy chuyến. Đến thời điểm 18h thì số khách hàng này vẫn chưa nhận được số tiền phạt “oan” nêu trên. Chị Hà, một trong số hành khách nằm trong diện này nói: “Tôi và người thân đến trễ 15 phút so với giờ bay là 15h40. Hãng này ngay lập tức “đè cổ” chúng tôi ra phạt 380.000/2 người. Tuy nhiên, sau đó họ hủy chuyến, chúng tôi đòi lại tiền phạt thì ngay lập tức được yêu cầu với nội dung: “Chị đứng ra xa 1m, lúc nào làm xong thì giải quyết”.
Nhiều hành khách chứng kiến sự việc cho biết, nếu hãng không trả tiền phạt thì tức là hãng này đang “chiếm đoạt”, “ăn quỵt” tiền của hành khách. Chiều cùng ngày, PV báo GĐ&XH gọi tới số đặt vé của hãng Vietjet Air tại Hà Nội thì được cho số điện thoại của bộ phận chăm sóc khách hàng, tuy nhiên, sau nhiều cuộc gọi thì số này đều không có ai trả lời. Nhiều hành khách đối diện với sự cố cho biết sẽ “tẩy chay” hãng bay này bởi sự thiếu chuyên nghiệp trong phục vụ và xử lý sự cố.

Đại lý Honda VN chìm trong biển lửa suốt đêm

(Kiến Thức) - Hàng trăm xe máy mới bị thiêu rụi, gây thiệt hại tài sản nghiêm trọng trong vụ hỏa hoạn kéo dài suốt đêm đến tận rạng sáng nay.

Đến 10h hôm nay, các đơn vị nghiệp vụ công an tỉnh Bình Dương vẫn đang phong tỏa một phần quốc lộ 13, để khám nghiệm hiện trường vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại đại lý xe máy của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tân Long Vân (đại lý của Hãng Honda VN, nằm trên quốc lộ 13, thuộc phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương).
Hơn 10 xe chữa cháy của Sở cảnh sát PCCC tỉnh Bình Dương đến hiện trường tham gia cứu hỏa.
Hơn 10 xe chữa cháy của Sở cảnh sát PCCC tỉnh Bình Dương đến hiện trường tham gia cứu hỏa. 
Trước đó, chiều tối qua (25/4), khu vực TP HCM và Bình Dương xảy ra mưa lớn gây giông gió cực mạnh. Một tấm pano quảng cáo đã làm đứt dây điện, khiến hệ thống điện xung quanh công ty Tân Long Vân bị cô lập hoàn toàn.
Hàng trăm người vây kín QL13 theo dõi vụ cháy giữa đêm khuya.
Hàng trăm người vây kín QL13 theo dõi vụ cháy giữa đêm khuya. 

CSGT dẫn đường cho xe “siêu khủng” qua trạm

Nhiều đoàn xe siêu trường, siêu trọng “tàng hình” vượt trạm; các trạm cân kiểm tra tải trọng trên toàn quốc đồng loạt hoạt động đang là vấn đề thời sự gây chú ý dư luận.

Theo quy định của Bộ GTVT, để được cấp một giấy phép lưu hành đặc biệt vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng rất chặt chẽ. Trong đó quy định trách nhiệm của bên vận tải rất cụ thể. Theo đó, phải chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng phương án vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bảo đảm an toàn cho người, hàng hóa và công trình giao thông.
Nội dung chủ yếu của phương án gồm: Khảo sát hành trình chạy xe (tuyến đường, đoạn đường, cầu, phà được đi); vi trí địa hình nơi xếp dỡ; yêu cầu hỗ trợ hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông trên đường khi phương tiện vận chuyển đi qua; tốc độ xe đi, giờ đi, điểm đỗ...
Việc khảo sát, thiết kế nhằm gia cố tăng cường năng lực chịu tải và khả năng thông qua của đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận. Thậm chí trong các trường hợp xe quá tải, quá khổ đặc biệt mà khi lưu hành phải thực hiện các điều kiện bắt buộc như đi theo làn quy định, có xe CSGT dẫn đường, hộ tống. Quy định thì chặt chẽ nhưng tại Việt Nam, việc tuân thủ thực hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Theo Nhà máy phong điện Bình Thuận (xã Bình Thạnh, Tuy Phong) để hoàn thành lắp đặt theo dự kiến 80 trụ điện gió cao 85m cộng cả tua bin nặng đến 225 tấn và đường kính cánh quạt lên đến 77m, nặng 85 tấn do Hãng Fuhrlaender (Đức) cung cấp từ Cảng Sài Gòn về Tuy Phong, Bình Thuận theo đường bộ rất khó khăn và chặt chẽ từng mét đường.
Cụ thể toàn bộ cuộc hành trình đi qua đều được CSGT cử xe dẫn đường. Do cột và cánh quạt quá dài, để lưu thông qua các khúc quanh hẹp, gắt, đơn vị vận tải phải lắp đặt nối thêm một sơ mi rơ mooc. Rơ mooc này được lắp động cơ có hệ thống bơm thủy lực để khi qua khúc quanh, nhân viên vận chuyển phải chạy theo sau bẻ lái. Khi qua các trạm thu phí, ngoài việc lưu thông theo làn đường quá khổ quá tải, các chuyên gia vận tải và kỹ thuật phải tính toán từng centimét đối với chiều rộng, cao của kiện hàng. Ngoài ra còn có cả một lực lượng hậu cần hùng hậu gồm xe có đèn, còi ưu tiên; xe cẩu nặng để hỗ trợ khi qua các đoạn cầu đường hẹp.
Xe CSGT dẫn đường cho đoàn xe quá tải vào khúc quanh vào Trạm thu phí Sông Phan (Bình Thuận).
  Xe CSGT dẫn đường cho đoàn xe quá tải vào khúc quanh vào Trạm thu phí Sông Phan (Bình Thuận).
Khi vào đoạn cua gắt, nhân viên vận tải phải nhảy xuống bẻ bánh lái trợ lực.
 Khi vào đoạn cua gắt, nhân viên vận tải phải nhảy xuống bẻ bánh lái trợ lực.
Lực lượng hậu cần luôn túc trực.
 Lực lượng hậu cần luôn túc trực.