Việt Nam yêu cầu ICAO sửa bản đồ về đá Chữ Thập

Bộ Ngoại giao đã có công thư gửi ICAO đề nghị sửa bản đồ hàng không về FIR Tam Á trong đó có ghi "Sân bay Vĩnh Thử" và "thành phố Tam Sa – Trung Quốc".

Viet Nam yeu cau ICAO sua ban do ve da Chu Thap
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Ảnh: TTXVN 
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc trang mạng chính thức của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đăng bản đồ hàng không về FIR Tam Á trong đó có ghi dòng chữ tiếng Trung “thành phố Tam Sa – Trung Quốc" và có biểu tượng sân bay trên bãi đá Chữ Thập với dòng chữ tiếng Anh "Sân bay Vĩnh Thử - Tam Sa", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình ngày 15/1 nhấn mạnh:
"Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam đã nhiều lần phát biểu phản đối việc Trung Quốc thiết lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa', xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, sân bay trên các đảo này… Các hành động này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền hợp pháp khác của Việt Nam ở Biển Đông".
Liên quan đến các bản đồ về FIR Tam Á đăng trên mạng của ICAO, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã có công thư gửi ICAO khẳng định rõ chủ quyền của Việt Nam, lưu ý việc Trung Quốc mở đường bay ra đá Chữ Thập đã vi phạm các quy định của ICAO về an toàn hàng không. Việt Nam quan ngại sâu sắc trước những sự việc này; đồng thời đề nghị ICAO chỉnh sửa lại bản đồ hàng không về FIR Tam Á cho phù hợp, người phát ngôn Lê Hải Bình nói thêm.
Từ đầu năm, máy bay Trung Quốc nhiều lần hạ cánh xuống đường băng phi pháp trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bất chấp sự phản đối của Việt Nam và nhiều quốc gia. Các máy bay của nước này cũng đi vào vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh) để tới đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam mà không hề thông báo cho phía Việt Nam.
Cục Hàng không Việt Nam ngày 6 và ngày 8/1 đã có thư gửi Văn phòng đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ICAO tại Bangkok, đề nghị ICAO phải có biện pháp để các quốc gia không thực hiện những hoạt động bay uy hiếp an toàn đến hoạt động hàng không quốc tế.
Cục Hàng không Việt Nam một lần nữa khẳng định hoạt động của tàu bay Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vi phạm các quy định, quy tắc an toàn bay theo Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế năm 1944 và các Phụ ước có liên quan.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 14/1 Liên Hợp Quốc đã cho lưu hành 2 công hàm này như tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 70.
Theo TTXVN, ngày 7/1, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề nghị cho lưu hành hai công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao cho phía Trung Quốc ngày 2 và 7/1 phản đối hoạt động bay của Trung Quốc ra đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, khẳng định rõ hoạt động này vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định cũng như an toàn, an ninh hàng không trong khu vực Biển Đông.

Ô tô phải trang bị bình cứu hỏa và chuyện Osin mua thịt cừu

Gần đây thông tư 57/2015/TT-BCA ngày 26/12/2015 đưa quy định về việc ô tô phải trang bị bình cứu hỏa đã gây xôn xao dư luận. 

O to phai trang bi binh cuu hoa va chuyen Osin mua thit cuu
Quy định mới yêu cầu có bình chữa cháy trên ô tô. (Ảnh: Otoxemay) 
1. Sự ra đời của quy định nêu trên có đảm bảo đầy đủ nguyên tắc xây dựng pháp luật
Ở Việt Nam ta có đặc thù là rất nhiều cơ quan được quyền ban hành các văn bản pháp luật. Trong đó Thông tư là một dạng văn bản pháp luật do cấp bộ trưởng ban hành.
Để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng văn bản pháp luật chúng ta có Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó mọi văn bản pháp luật khi xây dựng phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ về trình tự, thủ tục, nội dung đã được quy định trong luật.
Tại Điều 3 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định 5 Nguyên tắc xây dựng văn bản pháp luật, gồm:
- Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất – tức không mâu thuẫn với hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác
- Tuân thủ đúng thẩm quyền
- Đảm bảo công khai, minh bạch
- Đảm bảo tính khả thi
- Không trái với các công ước quố tế mà Việt Nam có ký kết, tham gia.
Rà soát toàn bộ Thông tư 57 cũng như quy định trên thì thấy: quy định về việc xe ô tô phải trang bị bình cứu hỏa chỉ là sự chi tiết hóa từ các quy định đã có từ trước đó rất lâu. Cụ thể là Luật phòng cháy chữa cháy 2001 và Nghị định 79/2014/NĐ-CP. Tại luật PCCC chỉ quy định là xe 04 chỗ trở lên phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
Sau đó Nghị định 79/2014 làm rõ hơn chút nữa khi quy định “Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm của phương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an” và chỉ đến khi Thông từ 57/2015 ra đời mới chính thức quy định rõ cần phải trang bị bình cứu hỏa.
Như vậy rõ ràng quy định ô tô trang bị bình cứu hỏa chỉ là cụ thể hóa các quy định cao hơn của pháp luật. Tương tự như việc ông Chồng hỏi Vợ“hôm nay cho con ăn gì?” – vợ đáp “nó cần có thêm chất đạm”; sau đó bà chồng bảo osin “ra chợ mua thịt, thịt nào tùy”, chồng Osin làm nghề bán thịt cừu và Osin quyết định mua thịt cừu. Quyết định mua thịt cừu của Osin không trái với ý của ông chồng, của bà vợ.
Nói cách khác quy định này đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất
Đối với các tiêu chí khác như thẩm quyền; tính công khai, minh bạch, không trái với điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thì Thông tư 57 đều tuân thủ. Duy chỉ có “tính khả thi” là hiện nay đang còn vướng do thị trường chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng cũng như số lượng bình cứu hỏa cho các phương tiện giao thông phải trang bị. Tuy nhiên điều này chỉ là trước mắt và trong thời gian ngắn có thể khắc phục dễ dàng.
Nói tóm lại quy định ô tô phải trang bị bình cứu hỏa hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, nguyên tắc xây dựng văn bản pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
2. Tiêu chí về tính hợp lý:
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã bỏ mất một tiêu chí quan trọng là “tính hợp lý” – tức quy định đó được ban hành có lợi cho xã hội hay không, có phù hợp với văn hóa của Việt Nam không?
Do vậy khi dư luận có phản ứng, Cục kiểm tra văn bản pháp luật của Bộ tư pháp đã kiểm tra và kết luận là không trái với quy định của pháp luật, không trái thẩm quyền. Thế là xong. Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến câu trả lời quen thuộc lâu nay khi cơ quan chức năng kiểm tra một cán bộ mới bổ nhiệm mà dư luận cho rằng bất thường là “bổ nhiệm đúng quy trình”.
Mặc dù không được ghi nhận là một nguyên tắc xây dựng văn bản pháp luật trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên năm 2011 khi rà soát hệ thông văn bản pháp luật do VCCI tổ chức thì “tính hợp lý” là một tiêu chí xem xét đánh giá tác động của văn bản pháp luật đối môi trường pháp lý của Việt Nam. Điều này càng minh chứng thêm rằng “tính hợp lý” là tiêu chí không thể bỏ qua khi xây dựng văn bản pháp luật.
O to phai trang bi binh cuu hoa va chuyen Osin mua thit cuu-Hinh-2
 CSGT không được dừng xe chỉ để hỏi về bình cứu hỏa. (Ảnh: Autodaily)

Người nghèo bất ngờ rời Sài Gòn về quê đón Tết sớm

(Kiến Thức) - Khác với sự háo hức được về quê sum họp sau cả năm tha hương, những người rời Sài Gòn về quê đón Tết sớm mang tâm trạng buồn vui lẫn lộn.

Đáng ra phải hơn 3 tuần nữa, công nhân làm việc ở các khu công nghiệp mới về quê đón tết nhưng những ngày này, tại các bến xe khách lớn nhỏ ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai hay dọc trên Quốc lộ, xa lộ…ở cửa ngõ Sài Gòn đã tấp nập bóng người với lỉnh kỉnh hành lý đứng chờ xe để về quê…ăn Tết sớm. Nhiều xe khách, xe dù thi nhau tranh giành khách gây cảnh bát nháo.
Nguoi ngheo bat ngo roi Sai Gon ve que don Tet som
Còn gần cả tháng nữa mới đến Tết nhưng những ngày qua dọc các quốc lộ, xa lộ ở cửa ngõ TP HCM đã có rất đông người dân ra đón xe về quê. 
Vác trên vai chiếc ba lô bên trong chỉ có vài bộ quần áo cũ, anh Đặng Hồng Quang, quê ở một huyện miền núi, tỉnh Quảng Ngãi đang đứng chờ xe trên QL1, đoạn gần Đại học Nông Lâm, quận Thủ Đức, TP HCM, đượm buồn chia sẻ: “Vụ mùa xong nên rảnh rỗi, tôi theo chân mấy anh chị vào Sài Gòn làm phụ hồ. Cuối năm công việc thất thường, bữa làm bữa nghỉ nên tôi và những người đồng hương xin về trước, vì gần Tết vé xe đắt đỏ lắm, không chịu nổi”.