Người nghèo bất ngờ rời Sài Gòn về quê đón Tết sớm

(Kiến Thức) - Khác với sự háo hức được về quê sum họp sau cả năm tha hương, những người rời Sài Gòn về quê đón Tết sớm mang tâm trạng buồn vui lẫn lộn.

Đáng ra phải hơn 3 tuần nữa, công nhân làm việc ở các khu công nghiệp mới về quê đón tết nhưng những ngày này, tại các bến xe khách lớn nhỏ ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai hay dọc trên Quốc lộ, xa lộ…ở cửa ngõ Sài Gòn đã tấp nập bóng người với lỉnh kỉnh hành lý đứng chờ xe để về quê…ăn Tết sớm. Nhiều xe khách, xe dù thi nhau tranh giành khách gây cảnh bát nháo.
Nguoi ngheo bat ngo roi Sai Gon ve que don Tet som
Còn gần cả tháng nữa mới đến Tết nhưng những ngày qua dọc các quốc lộ, xa lộ ở cửa ngõ TP HCM đã có rất đông người dân ra đón xe về quê. 
Vác trên vai chiếc ba lô bên trong chỉ có vài bộ quần áo cũ, anh Đặng Hồng Quang, quê ở một huyện miền núi, tỉnh Quảng Ngãi đang đứng chờ xe trên QL1, đoạn gần Đại học Nông Lâm, quận Thủ Đức, TP HCM, đượm buồn chia sẻ: “Vụ mùa xong nên rảnh rỗi, tôi theo chân mấy anh chị vào Sài Gòn làm phụ hồ. Cuối năm công việc thất thường, bữa làm bữa nghỉ nên tôi và những người đồng hương xin về trước, vì gần Tết vé xe đắt đỏ lắm, không chịu nổi”.
Ở cửa ngõ Sài Gòn trên QL1 và xa lộ Hà Nội để đi về các tỉnh miền Đông, miền Trung, phía Bắc, nơi tập trung nhiều Khu công nghiệp, Khu chế xuất của TP HCM và các vùng giáp ranh như Bình Dương, Đồng Nai, những ngày này rất đông thanh niên nam nữ đứng ngồi lố nhố với đủ thứ hành lý để đón xe về quê.
Nguoi ngheo bat ngo roi Sai Gon ve que don Tet som-Hinh-2
Những người phải về quê nghỉ Tết sớm đa số đều có tâm trạng buồn vì công việc mưu sinh ở Sài Gòn không thuận lợi.
“Tôi làm công nhân tại một công ty gỗ trên địa bàn TX Thuận An, tỉnh Bình Dương. Mỗi năm khi xuân về Tết đến ai cũng háo hức chờ nhận khoản tiền lương, thưởng để mua sắm về quê đón Tết. Vậy mà mới đây, công ty xảy ra hoả hoạn, giờ hiện trường vẫn còn ngổn ngang và công ty thông báo năm nay…không có Tết nên hàng trăm công nhân ai cũng chới với nhưng cũng đành chịu chứ biết làm sao?”, chị Đặng Thị Huyền, quê tỉnh Nghệ An buồn bã nói.
Chị Huyền cùng rất đông đồng nghiệp đa số quê ở các tỉnh miền Trung đã chọn cách trở về quê trước Tết cả tháng cho đỡ tiền tàu, xe.
“Giờ về quê mang tiếng là đón Xuân nhưng ai cũng đầy tâm trạng u buồn. Thôi thì qua Tết trở lại miền Nam rồi tìm công việc mới nếu công ty chưa hoạt động trở lại”, chị Huyền bộc bạch.
Hẩm hiu quà tết
Dịp cuối năm, nghe tin thưởng tết của các doanh nghiệp có nơi cao nhất lên tới 2 tỷ đồng mà nhiều công nhân chạnh lòng.
“Năm nay tôi lâm cảnh thất nghiệp, còn thu nhập của vợ tôi bị cắt giảm vì công ty rất ít tăng ca do đơn hàng từ đối tác không có. Đã hứa với mẹ vợ Tết nay về quê sửa lại mái nhà bị dột nát nên tôi ra đây đón xe về sớm, còn vợ chắc nhận xong lương, thưởng cận Tết mới về”, anh Hưng, quê tỉnh Thanh Hoá chia sẻ rồi nhanh chóng xách balô cùng chiếc quạt điện cũ kỹ đứng dậy khi chiếc xe khách mang biển số 36 từ hướng BX Miền Đồng chạy đến. Sau đôi lời ngã giá, anh Hưng lên xe rồi vẫy tay chào người vợ trẻ đang đứng phía dưới đôi mắt ngấn lệ.
Nguoi ngheo bat ngo roi Sai Gon ve que don Tet som-Hinh-3
Cảnh đón xe với hành lý và những món quà đơn sơ của những người lao động nhập cư trên XLHN.
Trong số những người đứng dọc xa lộ Hà Nội gần KDL Suối Tiên, quận 9 để đón xe về quê, chúng tôi bắt chuyện làm quen với anh Mai Ngọc Tuấn (quê tỉnh Hà Tĩnh). Hành trang về quê của Tuấn là vài bộ quần áo cũ kỹ cùng khoản tiền lương còn được chưa đến 1 triệu đồng mà anh cho biết vừa được công ty thanh toán.
“Do công việc bấp bênh nên thay đổi chỗ làm liên tục. Tôi phải xin chủ cho về quê sớm để đỡ tiền tàu xe và được ứng trước gần 3 triệu. Tiền tàu xe đã ngốn hết phân nửa, mua cho mấy đứa em mỗi đứa 1 bộ quần áo mới và giờ trong túi còn chưa đến 1 triệu đồng”, anh Tuấn chia sẻ.
Chở vợ và 2 con trên chiếc xe máy cũ kỹ dừng lại dọc quốc lộ 1, gương mặt anh Lê Đức Tài (quê ở huyện Hải Hậu, Nam Định) buồn xo. Người cha này ôm chầm 2 đứa con nhỏ hôn hít và căn vặn vợ đủ điều.
“Hai vợ chồng tôi từ quê Nam Định vào quận Thủ Đức, TP HCM để mưu sinh. Hàng ngày gởi các con ở điểm giữ trẻ rồi cả 2 đi lấy trái cây chợ đầu mối đẩy đi bán dạo. Năm nay việc buôn bán ế ẩm nên tôi quyết định cho vợ con về sớm, còn tôi sẽ cố cày đủ mọi việc kể cả những ngày Tết rồi ra giêng về quê đón vợ con vào”, anh Tài buồn bã tâm sự.
Bên cạnh niềm vui, hạnh phúc mỗi khi Tết đến xuân về khi hàng triệu người được sum vầy cùng người thân thì vẫn còn có những người lao động nghèo khổ, công nhân tha hương, rời Sài Gòn về quê đón Tết trong tâm trạng…u buồn!

Chân dài duy nhất thoát đoạn trường khi “hiến tình” cho Năm Cam

Người thiếu phụ có chiếc eo thắt nhỏ, cặp đùi dài và bộ ngực ngồn ngộn đi qua trước mắt, Năm Cam chợt cảm thấy rạo rực trong lòng.

Chân dài làm điên đảo giới giang hồ

Những scandal xôn xao dư luận của các nhà mạng lớn

(Kiến Thức) -  Tự ý chặn tin nhắn, chặn 3G, hủy sim, "bắt tay" doanh nghiệp lừa đảo khách hàng,... là những scandal của các nhà mạng trong thời gian qua.

Không ít khách hàng sẽ cảm thấy bức xúc, khi phát hiện ra rằng, từ lâu mình đang là nạn nhân của các nhà mạng mà không hề biết như tự ý chặn tin nhắn, chặn 3G, hủy sim, "bắt tay" doanh nghiệp lừa đảo khách hàng,... Dưới đây là những scandal của các nhà mạng trong thời gian qua.

Đang ngủ cũng bị Vinaphone ép dùng dịch vụ 

Chị Nguyễn Thị N (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, khoảng 4h30 sáng ngày 8/7/2015 khi đang ngủ, điện thoại chị N liên tục rung chuông báo tin nhắn liên tiếp khiến chị tỉnh giấc. Mở điện thoại, chị N thấy tin nhắn từ số 1344 giới thiệu về chương trình DAY SO VANG của Vinaphone.

Ban đầu chị N tưởng tin nhắn rác, tuy nhiên khi xem lại 3 đoạn tin nhắn, chị N tá hỏa khi nhà mạng thông báo “Chuc mung Quy khach da dang ky thanh cong DV DAY SO VANG (5000 d/ ngay)” (Chúc mừng Quý  khách đã đăng ký thành công dịch vụ Dãy số vàng 5000 đồng/ngày).

Tin nhắn từ số 1344 gửi đến cho chị N lúc 4h30 sáng xác nhận chị tham gia dịch vụ mà chị N không hay biết.

Nghĩ rằng có thể mình đã vô tình nhắn tin đăng ký dịch vụ này, chị N kiểm tra lại phần lưu tin nhắn đi, tuy nhiên không có bất kỳ tin nhắn nào gửi đi tới số 1344.

Chị N bức xúc: “Chẳng nhẽ tôi đang ngủ cũng có thể đăng ký dịch vụ được? Hay Vinaphone lựa lúc khách hàng ngủ để âm thầm đăng ký dịch vụ rồi trừ tiền lén lút”.

Trước sự việc xảy ra, sáng ngày 8/7 chị N liên hệ tới tổng đài tư vấn khách hàng của nhà mạng Vinaphone (9191) để thắc mắc.

Trước phản ánh của khách hàng, nhân viên nhà mạng Vinaphone lý giải: “Đăng ký dịch vụ này qua hệ thống online, tức khách hàng xem trang báo hoặc thông tin nào rồi vô tình bấm vào đường link dịch vụ sẽ tự động kích hoạt mà không phải nhắn tin gì… Đây là dịch vụ giá trị gia tăng của Vinaphone”.

Theo nội dung tin nhắn chị N đã đăng ký thành công dịch vụ DAYSOVANG nhưng sự thật khách hàng không nhắn tin đăng ký. Trước câu trả lời của nhân viên nhà mạng, chị N thắc mắc “nếu chỉ cần vô tình chạm vào một đường link trên mạng Vinaphone tự kích hoạt dịch vụ rồi trừ tiền khác nào Vinaphone đang bẫy thuê bao”.

Theo chị N, đăng ký bất kỳ dịch vụ nào phải có sự thỏa thuận thống nhất giữa nhà mạng và khách hàng qua việc tự động nhắn tin đăng ký của khách hàng. Khách hàng không thể biết đâu là đường link trên mạng Internet mà chạm vào đó vô tình đã đăng ký một dịch vụ của nhà mạng.

Do vậy cách trả lời của Vinaphone, theo chị N là thiếu trách nhiệm, không đúng bản chất sự việc.

Bên cạnh tin nhắn từ số 1344, nhiều tháng nay ngày nào chị N nhận được tin nhắn từ số 8926 với nội dung Link tải game. Cũng nghĩ rằng là những tin nhắn rác dù có làm phiền nhưng vô hại nhưng khi liên hệ với tổng đài Vinaphone, chị N mới giật mình biết đây dịch vụ phải trả tiền.

Theo lời chị N, chị hoàn toàn không biết về dịch vụ này và nhiều tháng nay, ngày nào chị cũng bị Vinaphone trừ 5.000 đồng mà không biết.

Chú nợ cước, cháu bị Mobifone chặn thuê bao vì... ở cùng nhà?

Năm 2012, anh Lê Quốc Tuấn đăng ký số điện thoại 0907656xxx của mình để sử dụng gói dịch vụ 1.500 phút miễn phí của MobiFone, mỗi tháng tiền cước hơn 300.000 đồng.

Khoảng tháng 1/2015, nhà mạng thay đổi chương trình, giảm từ 1.500 phút còn 700 phút nhưng anh Tuấn không hề hay biết. Đến khi được thông báo cước lên đến hơn 1 triệu đồng anh Tuấn mới tá hỏa rồi khiếu nại với Mobifone.

Các nhân viên của Mobifone có giải thích trước khi thay đổi gói dịch vụ có nhắn tin thông báo cho anh biết, nên việc sử dụng quá số phút rồi phát sinh cước phí anh Tuấn phải chịu.

Mobifone va nhung scandal xon xao du luan
  Hợp đồng của anh Trung đã ký, nhưng sau đó bị chặn tin nhắn và 3G vì có hộ khẩu chung với người chú của mình - Ảnh nguồn: Tuổi trẻ.

Anh Tuấn đề nghị cứ lấy lần nào anh Tuấn dùng nhiều nhất (hơn 300.000 đồng/tháng) để tính, anh Tuấn sẽ trả nhưng nhà mạng không đồng ý. Quá bực mình, anh Tuấn đã bỏ không dùng số điện thoại này nữa.

Đầu tháng 12/2015, cháu anh Tuấn là Lê Thiện Trung có chuyển số điện thoại 0907.61.66.xx từ thuê bao trả trước sang trả sau. Sau khi hợp đồng anh Trung ký với MobiFone hoàn tất, nhà mạng đã đến xác minh.

Do phát hiện anh Trung cùng hộ khẩu với anh Tuấn và do anh Tuấn còn nợ tiền cước nên nhà mạng đã chặn tin nhắn, chặn 3G và đòi hủy luôn sim của anh Trung. Anh Trung đề nghị được chuyển lại hình thức trả trước nhà mạng cũng không chịu.

"Ai làm thì người đó chịu, sao tôi nợ cước mà MobiFone lại chặn thuê bao của cháu tôi?" - anh Tuấn bức xúc nói.

Tổng đài Mobifone tự ý kết nối dịch vụ khiến khách hàng nổi giận