Việt Nam ứng phó thế nào với dịch Mers-CoV?

(Kiến Thức) - Dịch bệnh Mers-CoV đã gây ra cái chết của hàng ngàn người trên thế giới. Ngành y tế Việt Nam đã làm gì để ứng phó với dịch bệnh này?

Đây là chủ đề của tọa đàm, trao đổi với Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP HCM trong chương trình “Góc nhìn An ninh thế giới”, phát sóng lúc 20h45 ngày Chủ nhật, 12/7/2015 trên kênh ANTG (Truyền hình An Viên).
Dịch Mers có nguồn gốc từ khu vực Trung Đông.
Dịch Mers có nguồn gốc từ khu vực Trung Đông. 
Sau các dịch bệnh nguy hiểm gây chết người như SARS, Ebola trên thế giới, giờ đây dịch Mers–CoV đang là nỗi ám ảnh cho người dân trên thế giới về một dịch bệnh có khả năng lây lan và hết sức nguy hiểm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ca bệnh dính virus Mers đầu tiên dẫn đến tử vong là ở Ả rập Xê út vào năm 2012. Tính đến nay, trên thế giới đã có khoảng 434 người chết vì dịch bệnh Mers với tỉ lệ tử vong là 30% - 40% nếu nhiễm bệnh. Tỉ lệ này ngang bằng với dịch SARS cách đây 13 năm. 
Các nhà nghiên cứu tìm thấy một số kháng thể chống lại dịch Mers trong loài dơi, lạc đà ở châu Phi từ năm 1992. Do đó, các nhà khoa học cho rằng, virus Mers đã tồn tại trong lạc đà từ nhiều năm trước khi lây lan sang người vào năm 2012. Các nhà khoa học cũng tìm ra nguyên nhân lây lan dịch bệnh từ lạc đà sang người là từ nước miếng, nước tiểu, phân, sữa lạc đà không tiệt trùng. Virus này cũng lây lan từ người sang người qua dịch cơ thể của người bệnh. Virus này có thể ủ bệnh trong người bệnh nhân từ 5 ngày đến 2 tuần trước khi các triệu chứng bệnh xuất hiện. Thường sau 4 ngày, người bệnh phải nhập viện vì suy kiệt và có thể sau 11 ngày sẽ tử vong.
Lạc đà được xem là nguồn gốc lây bệnh Mers sang người.
 Lạc đà được xem là nguồn gốc lây bệnh Mers sang người.
Những người bị bệnh phổi, tim mạch, tiểu đường dễ phát triển các triệu chứng Mers. Hiện tại, giới y học chưa sản xuất được loại vắc-xin nào chống Mers, nhưng ngành y tế các nước đã chữa trị được nhiều bệnh nhân bằng liệu pháp hỗ trợ chống lại các triệu chứng của dịch bệnh. 
Sau khi xuất hiện năm 2012 tại Ả rập xê út, dịch bệnh Mers-CoV đã lây lan sang các nước khác và sang cả châu Á, trong đó nhiều nhất là Hàn Quốc. Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết, đến nay đã có 169 trường hợp nhiễm dịch bệnh Mers được phát hiện. Virus Mers cũng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Á khác như Trung Quốc, Đài Loan và mới đây là Thái Lan. 
Kiểm tra hành khách nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Kiểm tra hành khách nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất. 
Trong khi đó, tại châu Âu dù dịch bệnh chưa lây lan nhanh nhưng đã có 1 người Đức tử vong vì dịch bệnh nguy hiểm này. Như vậy, tính đến nay, Mers-CoV đã xuất hiện ở 26 quốc gia trên thế giới. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, không ít người lo lắng Mers sẽ trở thành dịch bệnh giống như SARS và Ebola trước đây. 
Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Mers là dịch bệnh hết sức nguy hiểm, nó gây ra bệnh từ nhẹ đến nặng và khi người bệnh bị viêm đường hô hấp thì sẽ dẫn đến suy hô hấp, suy thận, suy đa phủ tạng và có thể dẫn đến tử vong. Về cơ chế, dịch bệnh Mers-CoV này lây lan qua đường hô hấp và những trường hợp tiếp xúc gần. 
Với khả năng lây lan nhanh và hết sức nguy hiểm, ngành y tế Việt Nam đã làm gì để hạn chế và phòng ngừa dịch bệnh này. Mời các bạn đón xem chương trình “Góc nhìn An ninh Thế giới” với chủ đề “Virus tử thần Mers-CoV và câu chuyện ứng phó tại Việt Nam”, phát sóng lúc 20h45 ngày 12/7/2015 trên kênh ANTG.

Người bị máy xúc cán ở Hải Dương giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Người phụ nữ bị máy xúc cán khi phản đối thi công KCN Cẩm Điền Hải Dương bị gãy xương cẳng tay, cơ thể nhiều chấn thương ở vùng đầu.

Bà Lê Thị Châm, người phản đối đưa máy xúc vào thi công dự án trong KCN Cẩm Điền Hải Dương (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), được cho là bị lái máy xúc cán qua người, đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương.
Trao đổi với PV Kiến Thức, bác sĩ Vũ Tiến Thành, Khoa ngoại 1, Bệnh viện Đa khoa Hải Dương cho biết, vào khoảng 11h trưa ngày 10/7, bệnh nhân Lê Thị Châm được đưa vào phòng cấp cứu Khoa ngoại 1 trong tình trạng gãy xương cẳng tay, Chấn thương hàm mặt, chấn thương vùng đầu, chấn thương nặng bên mắt phải dẫn đến khả năng nhìn kém. Ngoài ra chưa phát hiện tổn thương xương sườn. Hiện các bác sĩ đang hội chẩn thêm để có kết quả chính xác nhất.
Nguoi bi may xuc de qua nguoi o Hai Duong gio ra sao?
Nạn nhân Lê Thị Châm đang điều trị ở viện.
Tìm đến phòng cấp cứu nơi bệnh nhân Châm đang điều trị, đến thời điểm chiều 10/7, bệnh nhân do sức khỏe yếu vẫn chưa nói được, mặt có nhiều vết thâm tím.
Bà Lê Thị Thụy (SN 1962) là chị gái nạn nhân Châm cho biết: "Thời điểm xảy ra vụ việc, tôi cũng chứng kiến, khi Châm đang ở đầu máy xúc, người lái máy xúc nhảy xuống, sau đó có một đối tượng lạ mặt nhảy lên xe và điều khiển máy xúc lao thẳng về phía trước. Một lúc sau, thấy Châm ở dưới bánh xe xích của máy xúc nhiều người hô hoán. Khi đó, tôi như chết lặng. May mắn, sau đó người ta phát hiện Châm còn sống".
Nguoi bi may xuc de qua nguoi o Hai Duong gio ra sao?-Hinh-2
Bà Lê Thị Thụy trao đổi với PV.

"Rất may, khi bánh xe xích của máy xúc chèn qua, có lượng cát dày, nếu không thì không biết điều gì đã xảy ra với bà Châm. Bởi khi xảy ra vụ việc bà ấy không nằm dưới rãnh như mọi người nghĩ mà nằm ngay trên nền đất cát.", Bà Thụy cho hay.

Theo bà Thụy, bà Châm là người phụ nữ đơn thân dù năm nay đã 54 tuổi. Nạn nhân Châm có một sào ruộng trong diện được hỗ trợ đền bù nên cùng bà Thụy và người dân địa phương ra khu CN Cẩm Điền để đòi hỗ trợ hợp lý hơn thì xảy ra vụ việc.

Loạt ảnh chụp từ Bphone: "Thật tuyệt vời", "không thể tin nổi"

Ảnh chụp từ Bphone trong các điều kiện khác nhau do anh Đăng Tuấn (nickname là Tuan_lionsg), một quản trị viên của diễn đàn Tinh Tế vừa đăng tải.


Loat anh chup tu Bphone:
Anh Tuấn cho biết, hoàn cảnh chụp là những khung cảnh sinh hoạt trong nhà, ngoài phố, ánh sáng trời không thực sự tốt vì Sài Gòn những ngày này âm u. Cách chụp sử dụng đa số chế độ tự động của máy, một số tấm chụp thử HDR và chế độ chụp trước lấy nét sau. Anh Tuấn nhận xét về ảnh chụp từ Bphone nhu sau: "cảm nhận cá nhân là White Balance (cân bằng trắng) của Bphone khá tốt trong nhiều tình huống ánh sáng khác nhau, kể cả khi đánh flash, trong hoàn cảnh ánh sáng yếu chiều tối ảnh hơi thiên tông lạnh, kiểu như có tác động của một hiệu ứng tự động màu nào đó".