Việt Nam muốn mua UAV của Israel để giám sát biển?

(Kiến Thức) - Việt Nam được cho là đang có sự quan tâm tới việc mua hệ thống máy bay không người lái giám sát biển Heron 1 của Israel.

Tạp chí Flight Global đưa tin, Việt Nam được cho là đang có sự quan tâm tới việc mua sắm thiết bị quân sự của Israel, bao gồm các hệ thống máy bay không người lái tiên tiến, với biến thể giám sát biển Heron 1 của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel (IAI) là ứng cử viên “sáng giá”.
Thời gian gần đây, Việt Nam đang nỗ lực phát triển hệ thống máy bay không người lái nội địa với sự tham gia của nhiều đơn vị cơ quan dân sự và quân sự. Nổi bật là Viện Công nghệ Không gian (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với 5 mẫu thử nghiệm UAV cỡ nhỏ.
Trong đó, mẫu lớn nhất là AV.UAV.S4 có chiều dài tới 4,2m, sải cánh 5m, trọng lượng 170kg (tải trọng 50kg) đạt tầm hoạt động tới 100km, tốc độ hành trình 180km/h, hoạt động trong mọi điều kiện ban ngày, ban đêm.
Viện Công nghệ không gian đã tiến hành bay thử nghiệm mẫu AV.UAV.S1 và AV.UAV.S2 trên biển vào tháng 5. Các cuộc bay thử bao gồm việc thử nghiệm hệ thống lái tự động và camera quan sát.
Ngoài ra, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tự nghiên cứu sản xuất UAV VT-Patrol có khả năng đạt tốc độ bay 150km/h, tầm hoạt động 50km, trang bị camera hồng ngoại thực hiện nhiệm vụ trinh sát.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Việt Nam vẫn tìm kiếm thêm việc mua hệ thống máy bay không người lái nước ngoài để phục vụ hoạt động tuần tra, trinh sát. Và Israel với các loại UAV đa dạng của mình đang được để ý.
UAV tầm xa - độ cao trung Heron 1 của Israel.
UAV tầm xa - độ cao trung Heron 1 của Israel.
Heron 1 là hệ thống máy bay không người lái tầm xa – độ cao tầm trung làm nhiệm vụ chiến lược và chiến thuật. Heron 1 được đánh giá là có độ tin cậy cao, an toàn, khai thác hoạt động dễ dàng; có thể sử dụng đồng thời 4 bộ cảm biến; kênh liên lạc qua vệ tinh cho phép mở rộng tầm hoạt động…
Trong nhiệm vụ giám sát biển, Heron 1 mang được tổ hợp trinh sát quang – điện và radar giám sát biển do Elta System chế tạo.
Loại UAV này trang bị động cơ cánh quạt công suất 115 mã lực cho phép đạt tốc độ 207km/h, tầm bay xa 350km, trần bay 10.000m, hoạt động trên không liên tục 40 giờ, tải trọng tối đa 250kg.
Hiện nay, Hải quân Israel cũng duy trì một số hệ thống Heron 1 làm nhiệm vụ tuần tra bảo vệ giếng dầu đối phó với các cuộc tấn công từ lực lượng Hezbollah.

“Lục lại” lịch sử phát triển UAV của Việt Nam

Sự kiện Viện Công nghệ Không gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Liên Hiệp Khoa học sản xuất công nghệ cao Viễn thông – Tin học) thử thành công 2 trong số 5 mẫu máy bay không người lái (UAV) tự chế tạo đã đánh dấu mốc quan trọng trong chương trình phát triển UAV phục vụ mục đích dân sự, quân sự của nước ta.

Cận cảnh “bóng ma” cất cánh trên tàu sân bay

Hai phi công điều khiển X-47B Dave Lorenz (giữa ảnh) và Bruce McFadden trước giờ cất cánh thử nghiệm X-47B trên tàu sân bay hạt nhân. Trên tay của họ là thiết bị điều khiển UAV có màn hình nhỏ.
Hai phi công điều khiển X-47B Dave Lorenz (giữa ảnh) và Bruce McFadden trước giờ cất cánh thử nghiệm X-47B trên tàu sân bay hạt nhân. Trên tay của họ là thiết bị điều khiển UAV có màn hình nhỏ.

Kỹ thuật viên phụ trách phóng máy bay trên tàu ra hiệu phóng X-47B. Đây là lần cất cánh đầu tiên trên hạm của X-47B.
Kỹ thuật viên phụ trách phóng máy bay trên tàu ra hiệu phóng X-47B. Đây là lần cất cánh đầu tiên trên hạm của X-47B.