Việt Nam lên tiếng về thông tin Trung Quốc bố trí tên lửa ở Trường Sa

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam hết sức quan ngại trước thông tin về việc Trung Quốc bố trí tên lửa trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 8/5, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin trên báo chí nước ngoài liên quan đến việc Trung Quốc bố trí tên lửa tại các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

“Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng.

Việt Nam hết sức quan ngại trước các thông tin nêu trên và khẳng định mọi hoạt động quân sự hóa, bao gồm cả việc bố trí tên lửa trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), làm gia tăng căng thẳng, gây mất ổn định trong khu vực và không có lợi cho nỗ lực của các nước trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông hiện nay (COC).

Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc với tư cách là quốc gia lớn ở khu vực và thế giới, thể hiện trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, không tiến hành quân sự hóa, rút các trang thiết bị quân sự triển khai trái phép trên các cấu trúc thuộc chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc”.

Xem máy bay, tàu chiến Mỹ tập trận trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Mới đây, Hải quân Mỹ và Hải quân Brunei đã tổ chức cuộc tập trận quân sự thường niên CARAT tại khu vực Biển Đông.

Xem may bay, tau chien My tap tran tren Bien Dong
Cuộc tập trận có sự tham gia của tàu hộ vệ USS Rodney M.Davis (FFG 60) cùng một vài máy bay của Hải quân Mỹ cùng tàu tuần tra KDB Darulaman (PV 08) của Hải quân Brunei. Trong ảnh, máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ lượn trên đội hình tàu chiến 2 nước.

Quân đội Đức đứng trước nguy cơ “sụp đổ” vì ai?

(Kiến Thức) - Từng là quốc gia sở hữu tiềm lực quân sự đứng đầu châu Âu trong chiến tranh thế giới cho đến chiến tranh Lạnh, thế nhưng giờ đây Quân đội Đức đang đứng trước nguy cơ "sụp đổ" trước những chính sách sai lầm của Berlin.

Quan doi Duc dung truoc nguy co “sup do” vi ai?
Để cứu vãn tình hình Bộ trưởng Quốc phòng Đức bà Ursula von der Leyen hiện đang có kế hoạch tái tổ chức lại quân đội nước này sau một loạt các scandal khiến dư luận Đức và các nước NATO cho rằng Quân đội Đức đang không ở trong trạng thái "sẵn sàng chiến đấu". Nguồn ảnh: Pinterest.