Việt Nam lên tiếng về động thái của Philippines tại Biển Đông

(Kiến Thức) - Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đang theo dõi, xác minh các thông tin tổng thống Philippines ra lệnh cho quân đội chiếm đóng một số thực thể trên quần đảo Trường Sa.

Theo thông tin của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, ngày 09/4/2017, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Tổng thống Philippines Duterte ra lệnh quân đội chiếm đóng tất cả các thực thể Philippines có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông mà chưa bị bên nào chiếm đóng cũng như tuyên bố sẽ thăm đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong thời gian tới, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Việt Nam rất quan tâm và đang theo dõi, xác minh các thông tin vừa nêu."
Viet Nam len tieng ve dong thai cua Philippines tai Bien Dong
 Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: Tùng Đinh/Vov.vn. 
"Như đã nhiều lần được khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi hành vi của quốc gia khác tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.
Lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề Biển Đông đó là mọi tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong khi chờ đợi tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài cho tranh chấp, các bên cần kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình hay mở rộng tranh chấp, phù hợp với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002”, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định. 

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Trung Quốc thay đổi hiện trạng đảo trên Biển Đông như thế nào?

Trang Business Insider mới có bài viết về việc Trung Quốc thay đổi hiện trạng đảo trên Biển Đông trong thời gian qua.

Trang Business Insider ngày 19-3 có bài viết liệt kê ra những thực thể được Trung Quốc cải tạo trái phép với tốc độ và quy mô lớn nhất trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây là một trong số những hành động của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng đảo trên Biển Đông.
Trung Quoc thay doi hien trang dao tren Bien Dong nhu the nao?
 Đá Chữ Thập năm 2006 (trái) và năm 2015 (phải). Ảnh: CSIS.
Các hình ảnh vệ tinh của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS - Mỹ) cho thấy sự thay đổi rõ rệt của một số thực thể trên Biển Đông trước và sau khi có bàn tay trái phép của Trung Quốc.

Vì sao tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Lần thứ hai, Mỹ đã đưa một tàu chiến vào vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.

Ngày 30/1, một tàu chiến Mỹ đã tiến hành tuần tra Biển Đông gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.  Đây là chuyến tuần tra Biển Đông thứ hai của tàu chiến Mỹ trong mấy tháng gần đây. Đảo Tri Tôn là một trong nhiều địa điểm có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, gây căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Vi sao tau chien My thach thuc Trung Quoc o Bien Dong?
Tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông.
Mỹ  cũng có lợi ích trong khu vực, không chỉ vì  quan hệ phức tạp với Trung Quốc, mà còn vì Biển Đông là cho một tuyến đường thương mại quan trọng đối với giao lưu thương mại toàn cầu. Vì vậy, chuyến tuần tra Biển Đông lần này, tập trung vào đảo Tri Tôn,  là một phần trong chiến lược của Mỹ thúc ép Bắc Kinh tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.