Việt Nam lên tiếng hoạt động vi phạm chủ quyền ở Trường Sa

Việt Nam giao thiệp và trao công hàm phản đối, sau khi Trung Quốc, Philippines có các hoạt động vi phạm chủ quyền với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan ở Trường Sa.

Ngày 3/5, trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước hoạt động của Trung Quốc và Philippines tại khu vực đá Hoài Ân, đá Tri Lễ và đá Cái Vung thuộc quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Viet Nam len tieng hoat dong vi pham chu quyen o Truong Sa
 Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng. Ảnh: BNG
Việc các bên liên quan cho người lên thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam mà không được sự cho phép của Việt Nam là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, làm phức tạp thêm tình hình, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như nỗ lực của các nước trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiện nay.
Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, không có các hành động làm phức tạp tình hình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nghiêm túc thực hiện DOC, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Đồng thời, Việt Nam cũng cam kết sẵn sàng cùng các bên liên quan giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa bằng các biện pháp hòa bình.
"Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối các quốc gia liên quan về các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với đá Hoài Ân và các thực thể liên quan khác của Trường Sa”, bà Hằng cho hay.

Biển đảo quê hương: Đưa Tết ra Trường Sa

(Kiến Thức) - Chiều 6/1, bốn tàu KN571, KN996, KN561 và KN490 đã rời quân cảng Vùng 4 hải quân (bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đưa sĩ quan, chiến sĩ và quà tết ra Trường Sa.

Mời độc giả xem video Đưa Tết ra Trường Sa:
Theo kế hoạch, đoàn công tác sẽ ghé thăm, tặng quà cho 21 đảo, 33 điểm đảo ở quần đảo Trường Sa đồng thời, tuyên truyền về các căn cứ lịch sử pháp lý khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đạo Trường Sa, Hoàng Sa, DKI, vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa và các vùng biển đảo khác của Việt Nam; Biển Đông - (DOC); Các thỏa thuận song phương, đa phương của các nước có lợi ích chung ở Biển Đông.

Giải golf “Swing For Trường Sa”, mang nước ngọt cho Trường Sa

(Vietnamdaily) - Ngày 21/12/2019, tại sân golf KN Golf Links - Cam Ranh (Khánh Hòa) sẽ diễn ra giải golf Swing For Trường Sa.

Giải đấu do Công ty TNHH KN Cam Ranh tổ chức với sự tham mưu của Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Hải Quân cùng sự đồng hành của Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV).

Swing For Trường Sa nằm trong chuỗi sự kiện Năm Du lịch Quốc gia 2019 với chủ đề “Nha Trang - Sắc màu của biển” và hướng đến chào mừng kỷ niệm 45 năm giải phóng Quần đảo Trường Sa. 

Những hình ảnh quý giá về quần đảo Trường Sa năm 1975

Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế-Đà Nẵng, ngày 4/4/1975, Quân uỷ Trung ương giao cho Khu 5 và lực lượng hải quân tiến công giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Nhung hinh anh quy gia ve quan dao Truong Sa nam 1975

Trong chuyến ra thăm Trường Sa (tháng 5/1988), Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh phát biểu về chủ quyền thiêng liêng của quần đảo Trường Sa và trách nhiệm, sứ mệnh của bộ đội Trường Sa trong việc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió.  

Nhung hinh anh quy gia ve quan dao Truong Sa nam 1975-Hinh-2
 Bài phát biểu ấy được coi như “Tuyên ngôn về Trường Sa” có sức mạnh đặc biệt đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong thời kỳ mới.