Việt, Hàn hợp tác phát triển công nghiệp quốc phòng

(Kiến Thức) - Trong thời gian tới, Việt Nam và Hàn Quốc bắt tay vào việc phối hợp phát triển công nghiệp quốc phòng.

Theo Tạp chí IHS Jane’s Defence Weekly, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký thỏa thuận phối hợp lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và khám phá các khu vực xuất khẩu vũ khí tiềm năng.
Thỏa thuận được ký kết trong chuyến thăm 3 ngày tới Hà Nội của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye, đã kết thúc vào ngày 11/9.
Tổng thống Park Geun Hye và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
 Tổng thống Park Geun Hye và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Hai nước cũng cam kết sẽ thiết lập thỏa thuận thương mại tự do để thúc đẩy thương mại song phương từ 20 tỷ USD năm 2012 lên tới 70 tỷ USD vào năm 2020.
Trọng tâm của hiệp định thương mại này là Hàn Quốc sẽ tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao ở Việt Nam như quốc phòng, năng lượng hạt nhân, hạ tầng giao thông…
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tăng cường hợp tác quốc phòng nói chung với nhiều quốc gia trên thế giới ngoài đối tác truyền thống là nước Nga.
Gần đây nhất, Tư lệnh Hải quân Singapore Chuẩn Đô đốc Ng Chee Peng và Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã ký kết biên bản ghi nhớ về cứu hộ tàu ngầm trong buổi lễ tổ chức trên tàu cứu hộ và hỗ trợ tàu ngầm Hải quân Singapore, mang tên MV Swift Rescue.
Thỏa thuận ghi nhớ Cứu hộ tàu ngầm (MOA) được thiết lập trong khuôn khổ hợp tác và hỗ trợ cứu hộ tàu ngầm giữa Hải quân Singapore và Việt Nam. Theo thỏa thuận, Singapore sẵn sàng cung cấp cho Việt Nam tàu cứu hộ và hỗ trợ tàu ngầm MV Swift Rescue và các nguồn lực khác giúp đỡ trong trường hợp xảy ra sự cố tàu ngầm ở Việt Nam.
Hàn Quốc có nền công nghiệp đóng tàu quân sự mạnh mẽ và đó có thể là lĩnh vực mà công nghiệp quốc phòng Việt Nam nên hợp tác. Ảnh minh họa
 Hàn Quốc có nền công nghiệp đóng tàu quân sự mạnh mẽ và đó có thể là lĩnh vực mà công nghiệp quốc phòng Việt Nam nên hợp tác. Ảnh minh họa
Trong khuôn khổ chuyến thăm Thủ đô Sofia (Bulgaria), Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã ký một biên bản ghi nhớ để hỗ trợ hợp tác phát triển công nghiệp quốc phòng với người đồng cấp Bulgaria Angel Naydenov.
Với thỏa thuận hợp tác công nghiệp quốc phòng này, Bulgaria sẽ có thể cung cấp cho Việt Nam các dịch vụ bảo trì, sửa chữa và huấn luyện kỹ thuật. Vì hiện tại hai nước đều sử dụng nhiều hệ vũ khí do Liên Xô (cũ) sản xuất.
Ngoài ra, tại buổi tiếp Đại sứ Pháp Jean Noel Poirier vào ngày 4/9, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã bày tỏ mong muốn mở rộng quan hệ hợp tác quốc phòng với Pháp.

Cảnh sát biển Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với Mỹ

Trong cuộc gặp với Đô đốc Robert J. Papp, Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị đẩy mạnh hợp tác giữa Cảnh sát biển Việt Nam với Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Mỹ.

Việt Nam muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Pháp

Trong buổi tiếp Đại sứ Pháp, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh Việt Nam mong muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với nước Pháp.

Trung Quốc tập trận với tên lửa S-300 “nhái”

(Kiến Thức) - Vừa qua, đơn vị phòng không Đại Quân khu Bắc Kinh đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật với tên lửa “nhái” S-300, mang tên HQ-9.

Theo Tân Hoa Xã, cuộc tập trận tại Tây sa mạc Gobi có sự tham gia của tiểu đoàn tên lửa HQ-9. Trong ảnh là đạn tên lửa HQ-9 rời bệ phóng theo phương thẳng đứng.
 Theo Tân Hoa Xã, cuộc tập trận tại Tây sa mạc Gobi có sự tham gia của tiểu đoàn tên lửa HQ-9. Trong ảnh là đạn tên lửa HQ-9 rời bệ phóng theo phương thẳng đứng.
“Đối phương” xâm nhập khu vực phòng thủ ở độ cao thấp. Đây có thể là loại máy bay Su-30 được dùng đóng giả “quân địch” để đơn vị HQ-9 luyện tập phát hiện mục tiêu.
 “Đối phương” xâm nhập khu vực phòng thủ ở độ cao thấp. Đây có thể là loại máy bay Su-30 được dùng đóng giả “quân địch” để đơn vị HQ-9 luyện tập phát hiện mục tiêu.