Mời quý độc giả xem video Sức mạnh tàu chiến "chết chóc" Mỹ có thể dùng đánh Syria:
![]() |
Theo thông báo của Cơ quan hợp tác quân sự quốc phòng DSCA của Mỹ cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đồng ý thông qua một hợp đồng quốc phòng mới với Philippines cho phép quốc gia này mua các hệ thống radar 3D trinh sát bề mặt AN/SPS-77 (Sea GIRAFFE AMB) do hãng Saab chế tạo. Hợp đồng này có giá trị ước tính lên đến 25 triệu USD bao gồm cả thiết bị hỗ trợ có liên quan và chi phí cho đào tạo. Nguồn ảnh: wordpress.com. |
![]() |
Ngày 30/6, Nga làm lễ hạ thủy tàu hộ vệ tên lửa đầu tiên thuộc Đề án 20385. Tàu được đặt ky vào tháng 2/2012. Ảnh: Sina. |
![]() |
Bốn thủy thủ trên tàu sân bay USS Carl Vinson chuẩn bị thực hiện nghi thức chào cờ vào cuối giờ chiều hàng ngày hôm 5/3. Hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ hiện dừng chân tại vịnh Đà Nẵng trong chuyến thăm kéo dài năm ngày. |
![]() |
Do khó khăn về ngân sách mà Hải quân Cuba không có được trang bị tàu chiến hiện đại. Việc bảo vệ vùng biển nước này phụ thuộc vào hơn 10 tàu chiến đấu mặt nước, trong đó chỉ có 6 tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Osa II (trong ảnh) có lượng giãn nước khoảng 200 tấn, trang bị 4 tên lửa hành trình chống tàu mặt nước. |
![]() |
Cuối những năm 1990, đứng trước yêu cầu tăng cường sức mạnh để tuần tra, chiến đấu bảo vệ vùng biển rộng lớn, Cuba đã quyết định thực hiện kế hoạch rất táo bạo cải tiến tàu đánh cá cỡ lớn mua của Tây Ban Nha thành tàu “hộ vệ tên lửa lớp Rio Damuji”. Chiếc đầu tiên đã được hoàn thành và đưa vào trang bị mang tên Rio Damuji, số hiệu 390. Đây được xem là tàu chiến lớn nhất Hải quân Cuba hiện nay. |
![]() |
Gần đây Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đã bất ngờ triển khai tàu khu trục chở trực thăng JDS Izumo (DDH-183) tới vịnh Subic, Philippines. Trong khuôn khổ chuyến thăm tới đây, JSDF đã tiến hành cuộc tập trận chung với Hải quân Philippines. Trong ảnh, tàu khu trục BRP Rajah Humabon của Hải quân Philippines "sóng đôi" cùng siêu hạm Izumo 183. Nguồn ảnh: Sina |