Cuộc đời bi thảm, bạc nhược của các thái giám Trung Quốc

Từ khi tịnh thân tới khi làm việc trong cung, các thái giám Trung Quốc không chỉ khiếm khuyết về mặt thể xác, mà còn bạc nhược, khốn khổ về phương diện tinh thần. 

Cuoc doi bi tham, bac nhuoc cua cac thai giam Trung Quoc

Thái giám là những người đàn ông “tịnh thân” (cắt bỏ bộ phận sinh dục) để trở thành “người trung tính”, cả cuộc đời làm nô bộc hầu hạ hoàng đế và gia đình của hoàng đế trong triều đình Trung Quốc. Trong sử sách và dân gian, người ta còn gọi thái giám là hoạn quan, công công, nội quan, nội thần, nội giám.

Cuoc doi bi tham, bac nhuoc cua cac thai giam Trung Quoc-Hinh-2
Thái giám mày râu nhẵn nhụi, yết hầu không nổi, tiếng nói nhỏ nhẹ, nói chuyện ẻo lả như phụ nữ, cử chỉ điệu bộ toát lên vẻ “ái nam ái nữ”, trở thành người “trung tính”. Từ thời Đông Hán, cung cấm của các hoàng đế Trung Quốc mới bắt đầu yêu cầu toàn bộ nam giới hầu hạ trong cung trở thành hoạn quan để tránh rắc rối trong các mối quan hệ với số lượng lớn phụ nữ sinh sống trong cung.

Cả đời tận tụy, thái giám Trung Quốc vẫn nhận cái kết hẩm hiu

Cùng là nhân sự chịu trách nhiệm về các công việc trong cung, nhưng cung nữ có thể rời cung trước 25 tuổi, còn thái giám phải bán mạng làm việc đến khi già yếu, không còn sức lao động rồi bị đuổi khỏi cung.

Thời phong kiến ở Trung Quốc, việc trở thành thái giám được coi là điều xấu hổ, có lỗi với tổ tiên, và gia đình thường không muốn chấp nhận họ. Bởi vậy khi qua đời, họ cũng không được chôn cất trong phần mộ của tổ tiên.

Đối với những thái giám có tên tuổi như Lý Liên Anh (thái giám triều đại nhà Thanh thế kỷ XIX, là người thân cận và tâm phúc của Từ Hi Thái hậu) sẽ không phải đau đầu vì việc dưỡng già. Bởi họ có nhiều cơ hội kiếm được tiền, xây vương phủ tráng lệ như 1 cung điện cho riêng mình ở Bắc Kinh, sống 1 cuộc sống xa hoa, ăn chơi sa đọa.

Thái giám thời nhà Thanh lương cao, nhưng bị đuổi liền ăn xin chết đói

 Thu nhập của các thái giám dưới triều nhà Thanh đều có quy định rõ ràng, cấp bậc càng cao thì thu nhập càng nhiều.

Thái giám là một nhóm người tương đối đặc biệt nhưng cũng là một bộ phận vô cùng quan trọng trong hoàng cung. Thái giám phải hầu hạ tất cả các thành viên hoàng tộc mỗi ngày. Vậy thì họ sẽ được nhận bao nhiêu tiền công mỗi tháng?

Thu nhập của các thái giám trong triều nhà Thanh có quy định rõ ràng. Số tiền nhận được liên quan đến cấp bậc của các thái giám trong hoàng cung. Cấp bậc càng cao thì thu nhập càng nhiều.

Phạm vi công việc của thái giám rất rộng nhưng có thể tạm chia thành 2 nhóm. Một nhóm là thái giám hầu hạ bên cạnh Thái hậu, Hoàng đế, Hoàng hậu và các phi tần. Nhóm còn lại sẽ đảm nhận các công việc nặng nhọc hơn trong hoàng cung.

Tuy nhiên, dù thuộc nhóm nào thì thái giám cũng đều có phân bậc rõ ràng, tạm chia thành Tổng quản, Thủ lĩnh, thái giám thông thường. Nhóm thái giám bên cạnh Thái hậu, Hoàng đế và Hoàng hậu đều là Tổng quản thái giám và Thủ lĩnh thái giám.

Thai giam thoi nha Thanh luong cao, nhung bi duoi lien an xin chet doi

Ảnh thật của các thái giám ở triều đại nhà Thanh.

Vậy thì họ sẽ nhận được bao nhiêu tiền mỗi tháng?

Bí ẩn lý do hoạn quan thời xưa vẫn lấy vợ

Trong các bộ phim truyền hình cổ trang, các thái giám và cung nữ thường được bị coi là nô tài, không đáng nhắc đến. Tuy nhiên trên thực tế, địa vị của thái giám trong các triều đại ngày xưa rất quan trọng. Thậm chí, có thái giám còn được vua ban vợ cho.

Tuy nhiên, là thái giám chắc chắn đã bị phế bỏ nam căn, không thể là một người đàn ông thực thụ, việc lấy vợ chỉ là để có người an ủi, nâng đỡ khi về già. Ngoài chuyện đó ra, còn lý do nào để thái giám cưới vợ nữa hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Tư mật chốn thâm cung: Tắm cho phi tần là cực hình với thái giám

Hồi ức đặc biệt của thái giám cuối cùng trong lịch sử về sở thích 'khác người' của Hoàng hậu mà nam nhân dù muốn cũng chẳng được, còn với hoạn quan lại là sự tra tấn cả đời nhớ mãi.

Trong xã hội phong kiến xưa, hoàng đế có tam cung lục viện với rất nhiều thê thiếp là chuyện thường. Để ngăn cản phi tần làm loạn, nơi hậu cung đã xuất hiện một nhóm thái giám đặc biệt. Cùng với sự phát triển của thời đại, hoạn quan cũng chuyển từ người hầu sang tầng lớp quyền lực, có địa vị chính trị nhất định. Để đổi đời, nhiều đứa trẻ xuất thân từ gia đình nghèo khó đã hy sinh một phần thân thể và chọn trở thành thái giám, bởi chỉ cần được hoàng đế để mắt tới thì 'một con cá muối cũng có thể đứng lên'.