Video: Khoảnh khắc ếch bơi ngửa khiến nhiều người thích thú

Một con ếch được nhìn thấy đang bơi ngửa trong một cái ao ở miền Nam Trung Quốc.

 
Theo Newsflare, đoạn video vui nhộn được quay tại huyện Chengmai, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vào ngày 13/11.

Người quay phim Yao cho biết, cô làm việc trong một trang trại nuôi ếch và tình cờ ghi lại được cảnh hài hước này. Không hiểu vì sao con ếch lại thực hiện hành động này.

Được biết sau khi đoạn video này chia sẻ trên mạng xã hội, đã thu hút nhiều sự chú ý của cư dân mạng, nhiều người đã tỏ ra thích thú với video vui nhộn trên.

Con trăn "khổng lồ" chạm trán với thợ lặn

Một thợ lặn ở Brazil đã đối mặt với một con trăn anaconda khổng lồ dài 7 mét khi đang khám phá một dòng sông Brazil.

Vòi rồng tạo cột nước khổng lồ khiến người dân xôn xao

Một cột nước lớn xuất hiện trên biển sau một trận mưa ngắn ở Datca, Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 6/11.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại một vòi rồng rất lớn xuất hiện trên biển tại Datca, Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ khiến nhiều người xôn xao. Trong video có thể thấy một cột nước cao hàng trăm mét xuất hiện giữa biển và hút nước lên không trung.

Theo chủ nhân đoạn video, cột nước xuất hiện sau một trận mưa ngắn, nó ngoằn ngoèo kéo dài khoảng 10 phút ở Địa Trung Hải và biến mất ngay khi đổ bộ vào bờ.

Cận cảnh từ thế giới khác được tạo nên bởi sinh vật phù du

Đoạn video của Tiến sĩ Richard Kirby, cho chúng ta thấy được khung cảnh như từ một thế giới khác được tạo nên bởi những sinh vật phù du dưới biển.

Theo Newsflare, nhà khoa học Tiến sĩ Richard Kirby đã chụp được những vi sinh vật phù du mùa thu cực nhỏ và động vật phù du nở hoa ngoài khơi Plymouth (Anh) trong tháng này. Ông cho biết thực vật phù du ở biển chiếm hơn 50% tổng số quá trình quang hợp trên Trái Đất và thông qua lưới thức ăn mà chúng hỗ trợ, chúng làm nền tảng cho chuỗi thức ăn ở biển.

Tiến sĩ Kirby giải thích: "Tôi lấy mẫu sinh vật phù du bằng cách kéo lưới phía sau thuyền của mình. Sau đó, tôi mang mẫu đến phòng thí nghiệm của mình, nơi tôi nghiên cứu chúng dưới kính hiển vi. Tôi sử dụng những quan sát của mình về sinh vật phù du để giúp tôi hiểu chuỗi thức ăn biển và cách nó chịu ảnh hưởng của môi trường”.