Video: Diều hâu ra đòn thần sầu, lấy mạng thằn lằn khổng lồ

 Ngay sau khi phát hiện thấy con mồi, diều hâu đã lao đến tấn công và dùng móng vuốt quắp chặt lấy thằn lằn khổng lồ và dùng mỏ mổ thẳng vào mắt.

Mô tả video

Hình ảnh về cuộc đi săn này được ghi lại tại khu bảo tồn động vật hoang dã ở châu Phi. Khi đang đi kiếm ăn, một cặp thằn lằn khổng lồ đã lọt vào tầm mắt của diều hâu.
Ngay khi phát hiện thấy con mồi to lớn, diều hâu đã lao đến tấn công khiến cặp thằn lằn cắm đầu bỏ chạy. Tuy nhiên, chỉ vài giây sau đó, kẻ đi săn đã đuổi kịp và dùng những chiếc móng vuốt sắc nhọn quắp chặt vào con mồi.
Để thằn lằn không chạy thoát, diều hâu đã dùng mỏ mổ thẳng vào mắt đối phương. Đến khi thằn lằn không còn khả năng bỏ chạy, diều hâu mới tha con mồi to lớn về cho đàn con.
Vốn là loài chim thông minh nhất thế giới cùng với thị lực hoàn hảo đạt tới 20/2, gấp 8 lần thị lực của con người, diều hâu hiếm khi để trượt con mồi. Kịch bản săn mồi yêu thích của nó thường là lao đột ngột từ một chỗ ẩn nấp kín đáo trên cao xuống dưới, nhắm thẳng, tấn công trong giây lát khiến con mồi không kịp trở tay.

Khoảnh khắc ấn tượng: Gấu cõng con, đại bàng ăn thịt cá sấu

Gấu Bắc Cực cõng con đi dạo, đại bàng tóm gọn cá sấu mới lớn, rồng Komodo đại chiến hay rái cá biển con nằm ngủ ngon lành trên bụng mẹ… là những bức ảnh ấn tượng nhất về động vật hoang dã.

Gấu Bắc Cực cõng con của mình ra khỏi hang tại Vườn quốc gia Wapusk ở Canada.

Nhà thám hiểm Nam Cực - Enric Sala ghi lại được 1 khoảnh khắc chú tôm đang ngoi lên mặt nước để thở trước sự chứng kiến của chim cánh cụt.

Hai con rồng Komodo đại chiến trên đạo Rinca, Indonesia.

Rái cá mẹ bơi ngửa để tạo một “chiếc giường ấm áp” cho con của nó ngủ ở ngoài khơi vịnh Monterey Bay, bang California, Mỹ.

Gấu xám Bắc Mỹ chống chọi với cơn bão tuyết tại Vườn quốc gia Yellowstone, Mỹ.

Hà mã tại Vườn Quốc gia Matusadona, Zimbabwe nổi điên khi thấy sư tử ăn thịt đồng loại của nó.

Một chú gấu Alaska đang ăn thịt cá hồi.

Chú tuần lộc bạch tạng quý hiếm ở khu rừng tại vùng Mala, Thụy Điển.

Đại bàng ở công viên quốc gia Kruger, Nam Phi tóm gọn một chú cá sấu mới lớn. 

SARS-CoV-2 lây qua đường không khí trong trường hợp nào?

"Virus chỉ có thể lây lan trong không khí nhưng trong không gian kín", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết.
 
 

Sáng 16/7, theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 1.438 bệnh nhân Covid-19 tại 18 tỉnh, thành phố. Trong đó, số bệnh nhân mới ở TP.HCM là 1.071.

Trước tình hình số lượng ca mắc mới gia tăng nhanh chóng, Bộ Y tế đã cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 phiên bản lần thứ 6, ban hành ngày 14/7.

Đường lây của SARS-CoV-2

So với phiên bản cập nhật vào cuối tháng 4, trong lần cập nhật mới nhất, Bộ Y tế đã bổ sung SARS-CoV-2 lây qua đường không khí bên cạnh giọt bắn, hạt khí dung hay qua tiếp xúc trực tiếp.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết điều này cần phải được hiểu đúng. Virus chỉ có thể lây lan trong không khí nhưng trong không gian kín. Trong không gian mở, nhờ ozone, hạt sương mù, gió, khả năng truyền nhiễm sẽ được giảm bớt.

"Virus chỉ có thể lây lan trong không khí nhưng trong không gian kín", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết.

Sáng 16/7, theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 1.438 bệnh nhân Covid-19 tại 18 tỉnh, thành phố. Trong đó, số bệnh nhân mới ở TP.HCM là 1.071.

Trước tình hình số lượng ca mắc mới gia tăng nhanh chóng, Bộ Y tế đã cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 phiên bản lần thứ 6, ban hành ngày 14/7.

Đường lây của SARS-CoV-2

So với phiên bản cập nhật vào cuối tháng 4, trong lần cập nhật mới nhất, Bộ Y tế đã bổ sung SARS-CoV-2 lây qua đường không khí bên cạnh giọt bắn, hạt khí dung hay qua tiếp xúc trực tiếp.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết điều này cần phải được hiểu đúng. Virus chỉ có thể lây lan trong không khí nhưng trong không gian kín. Trong không gian mở, nhờ ozone, hạt sương mù, gió, khả năng truyền nhiễm sẽ được giảm bớt.

Do đó, ông Nhung nhấn mạnh F0 không được ở trong không gian kín và dùng điều hòa trung tâm. Khuyến cáo của Bộ Y tế cũng chỉ rõ F0 cần ở những nơi thông thoáng, cửa sổ mở, chỉ dùng điều hòa riêng.

Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) giải thích virus gây bệnh Covid-19 không thể tồn tại trong không khí mà luôn nằm trong giọt bắn (dịch hầu họng, nước bọt của người mắc bệnh). Trong môi trường kín, điều hòa, virus lơ lửng trong không khí, dễ phát tán gây lây lan mạnh hơn.

SARS-CoV-2 lay qua duong khong khi trong truong hop nao?
Các F0 điều trị tại nhà cần đảm bảo nhiều quy định nghiêm ngặt. Ảnh: Duy Hiệu. 

Cá vàng hóa khổng lồ do sai lầm này của con người

Một con cá vàng khổng lồ đã được phát hiện tại hồ Minnesota, Mỹ sau khi bị người dân thả về tự nhiên. Điều tưởng chừng vô hại này lại mang đến nguy hại cho hệ sinh thái. 

Ca vang hoa khong lo do sai lam nay cua con nguoi
Cá vàng thông thường chỉ có kích thước khoảng 5cm nhưng con cá được tìm thấy tại hồ Minnesota đã lớn tới 30cm. Các chuyên gia dự đoán, cá vàng khổng lồ từng là vật nuôi của một ai đó trong khu vực sau đó họ không nuôi nữa và thả về tự nhiên. 

Top 10 giống mèo đắt nhất thế giới năm 2021

Từ trước đến nay, mèo là một trong những loài thú cưng được nhiều người ưa chuộng nhất trên khắp thế giới bởi chúng khá sạch sẽ, có trọng lượng nhỏ và nhất là giá cả không quá đắt đỏ.

Top 10 giong meo dat nhat the gioi nam 2021

1. Mèo Ashera: Trung bình có giá khoảng 22.000 USD, những cá thể đẹp có thể được bán với giá 125.000 USD (hơn 2,8 tỷ VNĐ).

Top 10 giong meo dat nhat the gioi nam 2021-Hinh-2

2. ‘Mèo không gây dị ứng’ Allerca: Giá trung bình khoảng 6.000 USD, nhưng có một số cá thể đẹp được bán với giá 50.000 USD (tương đương 1,15 tỷ VNĐ).

Phát hiện bằng chứng hoạt động của sự sống trên sao Kim

Vừa qua các nhà khoa học tại Đại học Cornell, Mỹ đã phát hiện ra dấu hiệu của hoạt động núi lửa trên sao Kim. Từ lâu, các hoạt động địa chất đã được coi là điều kiện cần thiết để một thiên thể có thể nuôi dưỡng sự sống. 

Phat hien bang chung hoat dong cua su song tren sao Kim
 Trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện khí phosphine - hợp chất hóa học giữa phốt pho và hydro - trong bầu khí quyển của sao Kim và cho rằng nó có thể đóng vai trò như một dấu hiệu sinh học của sự sống.