Vì sao sinh viên Trung Quốc đổ đi phẫu thuật thẩm mỹ?

Phẫu thuật thẩm mỹ phù phép nhan sắc được sinh viên Trung Quốc kỳ vọng giúp vào các công ty khi ra trường.

Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), các sinh viên tại Trung Quốc ngày càng mong muốn gây ấn tượng trong các cuộc phỏng vấn xin việc bằng cách dùng tới con đường phẫu thuật thẩm mỹ.
Trang tin Tân Văn xã (China News Service) tường thuật khi thời điểm tốt nghiệp của các sinh viên sắp cận kề, nhiều bệnh viện và phòng khám tại Trung Quốc chứng kiến số lượng ca phẫu thuật thẩm mỹ của các sinh viên, chủ yếu là nữ sinh, tăng đột ngột lên tới 200 % so với bình thường.
Uông Vĩnh An, phó chủ tịch Hiệp hội thẩm mỹ và chỉnh hình Trung Quốc, cho hay hiện có khoảng bốn triệu học sinh, sinh viên tại nước này trải qua phẫu thuật thẩm mỹ, chiếm gần một nửa số người trải qua phẩu thuật thẩm mỹ tại Trung Quốc, với chi phí trung bình từ 5.000 - 10.000 nhân dân tệ (tức từ 16,5 tới 33 triệu đồng).
Vi sao sinh vien Trung Quoc do di phau thuat tham my?
 Sinh viên Trung Quốc đổ xô đi phẫu thuật thẩm mỹ với mong muốn gây ấn tượng về ngoại hình để dễ xin việc. Ảnh: CHINA NEWS
Các sinh viên chủ yếu chọn đi phẫu thuật thẩm mỹ vào các kỳ nghỉ hè và nghỉ đông. Nhiều trong số những người trẻ này, và đôi khi là nam sinh viên, hy vọng phẫu thuật thẩm mỹ sẽ giúp họ thuận lợi hơn trên đường danh lợi và cuộc sống tình cảm.
“Nhiều người bàn tán về phẫu thuật thẩm mỹ như thứ gì đó đầy kinh tởm nhưng thật sự thủ tục rất đơn giản. Bạn không chỉ đẹp hơn mà đó còn là sự đầu tư đúng chỗ cho việc xây đắp gia đình và công việc” – một sinh viên từng phẫu thuật thẩm mỹ nêu ý kiến. Sinh viên này nói rằng nhan sắc là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định bạn có trở thành một người “có giá trị cao” để người khác phải chú ý tới hay không.
Tuy nhiên, không chỉ phụ nữ tại Trung Quốc quan tâm vào việc nhờ tới bàn tay “phù phép” của các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ mà hiện các nam thanh niên cũng cần đến sự trợ giúp này. Theo SCMP, hiện số phụ nữ đi phẫu thuật thẩm mỹ tại Trung Quốc nhiều gấp 13 các nam thanh niên.
Cách đây gần hai tuần, một bệnh viện ở TP Thiên Tân, đông bắc Trung Quốc còn tổ chức sự kiện tư vấn dành cho những sinh viên muốn phẫu thuật thẩm mỹ trước khi tìm việc. Lưu Tiểu Phi, trưởng khoa phẫu thuật thẩm mỹ tại bệnh viện trên, cho hay sinh viên thường ưa chuộng tiểu phẫu như bơm botox (một loại protein sản sinh bởi các vi khuẩn clostridium botulinum) và căng da mặt để tạo ra thay đổi nhỏ trên khuôn mặt vì cách này được xem là không can thiệp sâu.
Bác sĩ Lưu cho biết bên cạnh việc cải thiện ngoại hình, phẫu thuật thẩm mỹ cũng giúp tăng sự tự tin và hấp dẫn cho các sinh viên. Theo Phó chủ tịch Hiệp hội thẩm mỹ và chỉnh hình Trung Quốc Uông Vĩnh An, nhiều học sinh trung học tại Trung Quốc hiện nay cũng bị ảnh hưởng từ xu thế này khi các em chứng kiến cha mẹ mình đi phẩu thuật thẩm mỹ.

Mẹ ôm con tự vẫn vì bị chồng chê sau phẫu thuật thẩm mỹ

Một bà mẹ trẻ đã tự kết liễu đời mình cùng với con trai chỉ vì chồng luôn chê chiếc mũi của cô giống “mũi heo” sau khi phẫu thuật thẩm mỹ.

Anna Ozhigova, người mẹ 33 tuổi đã phẫu thuật thẩm mỹ mũi, nhưng rất tiếc sau khi phẫu thuật, chiếc mũi mới hơi quá khổ khiến lỗ mũi của cô giờ to hơn và giãn ra xa nhau mỗi khi cười.

Chuyện lạ người đàn ông chi tiền khủng để phẫu thuật giống... quái thú

Cứ 10 người Venezuela được hỏi thì 9,9 người nhận định Red Skull bản đời thực là… điên!

Tính chất căn bản của phẫu thuật thẩm mỹ là làm đẹp, sửa sang những chi tiết chưa hoàn hảo của cơ thể. Tuy nhiên, người đàn ông 37 tuổi đã có vợ con sẵn sàng chi cả tỷ đồng để biến mình thành quái thú, trong đó có cả việc cắt mũi và chỉnh hộp sọ…

Cận cảnh “đại bản doanh” của ông Trump trước khi làm Tổng thống Mỹ

Tòa tháp Trump trên Đại lộ 5 ở New York chính là “đại bản doanh” của tỷ phú Mỹ Donald Trump trước khi trở thành Tổng thống Mỹ.

Can canh “dai ban doanh” cua ong Trump truoc khi lam Tong thong My
Đại lộ 5 là một trong những đại lộ chính ở trung tâm thành phố New York, giá bất động sản ở đây luôn ở mức cao nhất thế giới.