Vì sao phụ nữ càng độc lập tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng?

Phụ nữ độc lập hơn, nhiều kỳ vọng về hôn nhân, sự xuất hiện của mạng xã hội… là những lý do khiến tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng.

Tỷ lệ ly hôn ở Mỹ đang gia tăng nhanh chóng, gần 40%. Đây là một sự khác biệt rõ rệt so với chỉ 10% trong những năm 1940. Điều gì đang khiến những con số này tăng vọt như vậy? Dưới đây là những lý do dẫn đến sự thay đổi này.

Dễ dàng tiếp cận việc ly hôn hơn

Trước năm 1970, ở Mỹ, khó có chuyện ly hôn. Người vợ hoặc chồng thường phải có lỗi (ngoại tình, bạo hành, nghiện ngập…) mới khiến họ phải ly hôn.

Các cuộc ly hôn không có lỗi lần đầu tiên trở thành hợp pháp vào những năm 1950. Lúc này, các cặp vợ chồng không còn cần phải chứng minh người bạn đời có hành vi sai trái.

Vì sao phụ nữ càng độc lập tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng? ảnh 1

Đến những năm 1970, hầu như tất cả các bang của Mỹ đều có luật cho phép ly hôn không do lỗi.

Các cặp đôi có thể nói đơn giản rằng, họ không còn yêu hoặc không hợp nhau. Điều này có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ ly hôn.

Giai đoạn 1940-1965, tỷ lệ ly hôn vẫn ổn định ở mức khoảng 10 vụ ly hôn cho 1.000 phụ nữ đã kết hôn. Đến năm 1979, tỷ lệ này đã tăng gấp đôi.

Phụ nữ độc lập hơn

Trong khi luật pháp thay đổi, văn hóa cũng có nhiều biến chuyển. Phụ nữ bắt đầu tham gia lực lượng lao động, điều này mang lại cho họ sự độc lập cao hơn.

Họ có thể tự nuôi sống bản thân, vì vậy việc rời bỏ một cuộc hôn nhân không hạnh phúc là điều dễ xảy ra hơn.

Kỳ vọng cao hơn về hôn nhân

Một bài báo của Eli Finkle và các đồng nghiệp năm 2014 đã xem xét những kỳ vọng về hôn nhân đã thay đổi như thế nào trong nhiều thập kỷ và những kỳ vọng đó có thể dẫn đến ly hôn như thế nào.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, con người thường mong đợi người bạn đời của mình đáp ứng nhu cầu của họ về thu nhập, nhà cửa, an ninh và tình yêu.

Kỳ vọng về hôn nhân của các cặp đôi ngày càng tăng. Các cặp đôi mong đợi nhau trở thành người bạn tốt nhất, người cổ vũ lớn nhất, người yêu và người bạn tâm giao của họ, thay vì chia sẻ những điều đó qua các mối quan hệ khác.

Vì vậy khi bạn đời không đáp ứng được các kỳ vọng, những rạn nứt dễ xuất hiện và có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chia tay.

Sự xuất hiện của phương tiện truyền thông xã hội

Mạng xã hội đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta giao tiếp và liên hệ với nhau.

Mặc dù nó có những lợi ích nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng dẫn đến tỷ lệ ly hôn cao hơn.

Thứ nhất, mạng xã hội làm mất nhiều thời gian của vợ/chồng bạn. Bạn dành thời gian quá nhiều cho mạng xã hội đương nhiên sẽ giảm bớt thời gian dành cho bạn đời và gia đình.

Ngoài ra, mạng xã hội là một công cụ được sử dụng khi vợ/chồng ghen tuông hoặc nghi ngờ có thể đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội của nhau, tìm thêm thông tin.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ai đó càng rình mò bạn đời của họ, thì họ càng cảm thấy ghen tị và không tin tưởng. Thật không may, những nghi ngờ này thường khá chính xác.

Cứ mười người trưởng thành thì có một người thừa nhận, giấu tin nhắn hoặc bài đăng với bạn đời, 8% người lớn có tài khoản bí mật.

Điện thoại thông minh giúp các cặp đôi đang có mối quan hệ bất mãn dễ dàng tiếp cận với một mối quan hệ mới. Nó cũng mở ra cánh cửa kết nối với người yêu cũ.

Bất chấp tất cả những vấn đề làm tăng nguy cơ ly hôn cũng có những biện pháp để giúp tỷ lệ này giảm đi.

Các cặp vợ chồng kết hôn muộn hơn khi họ đã trưởng thành và ổn định về thu nhập, tâm sinh lý dẫn đến mối quan hệ tốt đẹp hơn. Họ cũng có con muộn hơn, điều này góp phần giúp hôn nhân thêm phần bền chặt.

Cuối cùng, không ít người trẻ chọn sống độc thân hoặc chờ đợi thời cơ thích hợp mới kết hôn.

Những yếu tố này đã giúp giảm tỷ lệ ly hôn xuống 40%, một sự khác biệt nhỏ nhưng đáng kể so với 50% vào năm 1980 tại Mỹ.

Hoảng hốt tỷ lệ vợ chồng ly hôn ở Việt Nam

Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” câu nói ấy từng trở thành phương châm sống của nhiều người, đặc biệt phụ nữ. Hạnh phúc hay bất hạnh trong hôn nhân một phần rất quan trọng nằm ở người phụ nữ - người giữ “tay hòm chìa khóa” trong nhà.

Thế nhưng, thật đau lòng! Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Minh Hòa (ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP HCM), tỷ lệ ly hôn/kết hôn ở Việt Nam là 31,4%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn.

Ký đơn ly hôn, chồng thất kinh thấy vợ cười khoái trá

1 tuần sau đó, tôi đặt lên bàn lá đơn ly hôn. Tất nhiên chồng tôi khi đó chỉ cười rồi không ngần ngại ký đơn cùng lời thách thức. Anh ta nghĩ tôi sẽ không bao giờ dám làm điều đó.

Tôi năm nay 26 tuổi và hiện đang làm mẹ đơn thân. Nếu là tôi của những năm trước đây, có lẽ sẽ không có bài tâm sự này vì khi đó trong tôi luôn là đủ nỗi sợ. Tôi sợ người khác nhìn vào, sợ những lời bàn tán của hàng xóm khiến bố mẹ đêm không ngủ nổi.

Nàng dâu nằng nặc đòi ly hôn vì mẹ chồng muốn ở chung

Vợ chồng em vừa nộp đơn ly hôn ra tòa án. Lý do là vì những mâu thuẫn trong cuộc sống nhưng thực chất nguyên nhân sâu xa là do mẹ chồng em.

Mẹ chồng muốn ở cùng nhưng em không đồng ý. Vậy là mâu thuẫn gia đình xảy ra.

Nghe qua, mọi người đều nghĩ em là con dâu bất hiếu, quá quắt với nhà chồng nhưng “trong chăn mới biết chăn có rận”, xin mọi người bình tĩnh lắng nghe em giãi bày.