Vì sao nhân loại chưa thể tìm thấy người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học đặt giả thuyết người ngoài hành tinh ưa thích môi trường có nhiệt độ thấp và họ đang ngủ đông để chờ đợi môi trường phù hợp.

Vi sao nhan loai chua the tim thay nguoi ngoai hanh tinh?
 Người ngoài hành tinh có thể đã chuyển sang các dạng sống như máy móc.
Theo Daily Mail, có hàng tỷ thiên hà trong vũ trụ, chứa tới hàng nghìn tỷ ngôi sao hay thậm chí có tới hàng triệu tỷ hành tinh có thể tồn tại sự sống trong vũ trụ.
Nhưng nếu thế giới hết sức đa dạng và sự sống trên Trái đất có thể nảy nở, vì sao con người vẫn chưa thể tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào của người ngoài hành tinh?
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho thấy, người ngoài hành tinh chưa liên lạc với con người bởi họ có thể đang ở trong trạng thái ngủ đông, chờ điều kiện thuận lợi hơn trong vũ trụ.
Các nhà khoa học đặt giả thuyết, dạng sống trong vũ trụ giống như máy móc, ưa thích nhiệt độ thấp để giảm năng lượng cần thiết cho việc làm mát.
Dạng sống này có những ưu điểm như truyền tải thông tin nhanh hơn, ít bị tổn thương hơn bởi bệnh tật và cái chết.
Các nhà khoa học đến từ trường Đại học Oxford nói giả thuyết này là “giả thuyết về nguồn gốc”.
“Nếu một nền văn minh muốn tối đa hóa sự phát triển, họ sẽ tập trung khai thác môi trường có nhiệt độ thấp”, Tiến sĩ Anders Sandberg, người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói trên Tạp chí Society Interplanetary của Anh.
Vi sao nhan loai chua the tim thay nguoi ngoai hanh tinh?-Hinh-2
 Người ngoài hành tinh ngủ đông chờ môi trường thích hợp. Ảnh minh họa.
“Lý do chúng ta chưa tìm thấy nền văn minh ngoài hành tinh là bởi họ gần như không hoạt động, chờ đợi một thời đại mới trong vũ trụ”, ông Sandberg nói.
Mức độ bức xạ của vũ trụ hiện ở mức ba độ Kelvin. Nhiệt độ này vẫn còn khá cao so với dạng sống ngoài hành tinh giống như máy móc, các nhà khoa học cho biết.
Trong bối cảnh vũ trụ ngày càng nở ra và các ngôi sao dần chết đi trong hàng triệu năm, nhiệt độ sẽ đạt xuống mức 0 độ Kevin.
Đó sẽ là khoảng thời gian lý tưởng để người ngoài hành tinh thoát khỏi trạng thái ngủ đông.
Tiến sĩ Sandberg cho biết, một ngày nào đó, con người có thể sẽ phát hiện sự tồn tại của những dạng sống này.
Nghiên cứu gợi ý đến những hoạt động như các ngôi sao đâm vào hố đen, va chạm giữa các thiên hà và các cụm thiên hà chia tách khi vũ trụ nở rộng.

Hành tinh giống Trái đất nghi chứa sự sống đầy bí ẩn

(Kiến Thức) - Hành tinh giống Trái đất Kepler-1649 là đối tượng thiên văn mới nhất đầy bí ẩn, khiến các nhà nghiên cứu tò mò.

Hanh tinh giong Trai dat nghi chua su song day bi an
 Cụ thể, mới đây, các nhà nghiên cứu làm việc với kính thiên văn Kepler của NASA vừa công bố họ đã nhìn thấy một hành tinh giống Trái đất có tên khoa học là Kepler-1649 cách Trái đất chúng ta chỉ 129 năm ánh sáng. Nguồn ảnh: Dailymail.

Khoa học sẽ khám phá ra người ngoài hành tinh 10 năm nữa?

Mới đây, việc phát hiện thêm 2 ngoại hành tinh giống Trái đất đã mang đến cho các nhà khoa học niềm tin rằng công cuộc tìm kiếm được người ngoài hành tinh sẽ không còn xa nữa.

Một số nhà thiên văn của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã sử dụng dữ liệu từ kính thiên văn không gian Hubble và phát hiện ra 2 hành tinh xoay quanh ngôi sao Trappist-1, một sao lùn siêu lạnh cách trái đất khoảng 39 năm ánh sáng. Đặc biệt, 2 hành tinh này đều nằm trong vùng Goldilocks - khu vực có khoảng cách đến sao chủ là vừa đủ để xuất hiện nước dạng lỏng.

Những loài động vật giết người nhiều nhất thế giới

Mỗi năm, hơn một triệu người mất mạng vì những loài động vật này. Ngoài các loài săn mồi như sư tử, cá mập... một số loài nguy hiểm có vẻ ngoài hoàn toàn vô hại.

Nhung loai dong vat giet nguoi nhieu nhat the gioi
 Cá mập (10 người/năm): Cá mập được mệnh danh là sát thủ biển xanh, nhưng chúng thường tránh đụng độ với con người, trừ khi họ ở không may rơi vào đường săn mồi của chúng. Tất nhiên, các vụ cá mập tấn công người có xảy ra, và có người đã thiệt mạng. Tuy nhiên, không như trong phim kinh dị (Jaws, Shark Night), cá mập không phải những con quái vật khát máu. Chúng chỉ giết trung bình khoảng 10 người một năm. Ảnh: CNTraveler.