Vì sao Nga không đánh chặn tên lửa liên quân không kích Syria?

Lý giải việc không quả tên lửa nào của Nga rời bệ phóng trong suốt thời gian liên quân không kích Syria, Bộ Quốc phòng Nga thông báo vắn tắt: Tên lửa liên quân không đi vào không phận do các đơn vị Nga bảo vệ tại hai căn cứ Tartus và Khmeimim của Syria.

Tổng thống Nga Putin chỉ trích
Điều này khiến nhiều người thắc mắc: Vậy còn tuyên bố trước đó rằng Nga sẽ bắn hạ bất kỳ tên lửa nào không kích Syria đã trôi đi đâu trong những giờ phút đó?
Người ta chỉ biết một điều rằng không có cơ sở nào của Nga tại Syria bị ảnh hưởng.
7 tiếng sau khi cuộc không kích kết thúc, từ Điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng chỉ trích cuộc tấn công quân sự của Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp nhằm vào Syria là hành động vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế.
Trong tuyên bố của mình, Tổng thống Putin nhấn mạnh vụ không kích Syria là hành vi thù địch nhằm vào một nhà nước có chủ quyền và Nga kịch liệt lên án hành động này.
Ông khẳng định việc các cường quốc phương Tây tiến hành tấn công Syria sẽ dẫn tới hậu quả nhân đạo nghiêm trọng.
Bằng những hành động này, Washington đang thúc đẩy một làn sóng người tị nạn mới từ Syria cũng như trên toàn khu vực.
Nhà lãnh đạo Nga đồng thời cho biết sẽ kêu gọi triệu tập một phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để thảo luận về cuộc tấn công của các cường quốc phương Tây tại Syria.
Nga được báo trước?
Có một điểm không hề thay đổi so với cuộc không kích đơn phương của Mỹ năm ngoái: cuộc tấn công đã được báo trước cho Nga.
Cả bộ trưởng quốc phòng Mỹ và chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đều nhắc đến chữ "hạn chế" khi nói về cuộc không kích lần này, nhấn mạnh chúng đã được thiết kế để "giảm thiểu tối đa thương vong cho dân thường". Điều đó có thể đúng, chỉ có 3 người Syria bị thương vì tên lửa liên quân sau cuộc không kích.
Nhưng nó chưa đủ. Đó không phải là cuộc tập kích răn đe nhưng giảm thiểu tối đa thương vong cho dân thường, đó là cuộc tấn công được thiết kế để không ảnh hưởng tới các "nhân tố không phải Syria ở Syria".
Đó là ai: là Nga với hai căn cứ quân sự vững chắc, là Iran với các lực lượng mặt đất và tướng lĩnh đang sát cánh cùng quân đội Syria.
Các hướng tấn công vào Syria của Mỹ và đồng minh - Đồ họa: V.CƯỜNG
 Các hướng tấn công vào Syria của Mỹ và đồng minh - Đồ họa: V.CƯỜNG
Hãy nhìn đường đi của tên lửa và hướng liên quân Mỹ không kích Syria, các tên lửa hành trình của Mỹ, Anh và Pháp đều tránh đi ngang khu vực có lưới phòng không của Nga ở Syria.
Cuộc tấn công sau đó trở thành màn thử lửa của các hệ thống phòng thủ tên lửa do Nga cung cấp cho Syria.
Khoảng 70 tên lửa bị bắn hạ, kết quả có thể tốt hơn một chút nếu S-300 hay S-400 khai hỏa. Thực tế, vũ khí của Nga sẽ không thể cứu được Syria, cái ảnh hưởng vô hình của Matxcơva ở Syria mới là thứ thực sự cứu chính quyền al-Assad.
Tóm lại Nga chẳng mất một binh một tốt nào sau cuộc tấn công; Mỹ, Anh, Pháp trở thành "người bảo trợ cho các giá trị phương Tây".
Chế độ của tổng thống Syria, trong khi vẫn đứng vững, sẽ có cơ hội nhận được thêm các vũ khí phòng thủ hiện đại từ Nga, chẳng hạn S-300, dưới danh nghĩa tự vệ.
4h sáng 14/4, thủ đô Damascus của Syria rung chuyển bởi những tiếng nổ lớn, điện tắt phụt trong giây lát. Tiếng còi báo động rền vang.
Cuộc không kích của Mỹ, Anh, Pháp chống lại Chính phủ Syria Bashar al-Assad đã chính thức bắt đầu. Trong vòng 50 phút, hơn 100 tên lửa hành trình các loại của liên quân đã tấn công 3 vị trí được cho là nơi sản xuất và cất giấu vũ khí hóa học của Chính phủ Syria.
Phía Syria tuyên bố bắn hạ khoảng 70 tên lửa trong số đó, trong khi Mỹ khẳng định toàn bộ hệ thống phòng thủ của Syria bị tê liệt và vô hại với tên lửa liên quân.

Cảnh tan hoang tại trung tâm nghiên cứu Syria bị Mỹ không kích

(Kiến Thức) - Trung tâm Nghiên cứu Khoa học của Syria đã bị tàn phá nặng nề trong đợt không kích của liên quân Mỹ-Anh-Pháp mà phía Washington tuyên bố tiến hành nhằm đáp trả Damascus về nghi án tấn công bằng vũ khí hóa học cuối tuần trước.

Quân đội Mỹ cho hay, lực lượng nước này cùng Anh, Pháp đã nã hơn 100 quả tên lửa nhằm vào 3 mục tiêu thuộc cơ sở hạ tầng vũ khí hóa học tại Syria, trong đó có Trung tâm Nghiên cứu Khoa học ở Barzeh, Damascus. Ảnh: Daily Mail.
 Quân đội Mỹ cho hay, lực lượng nước này cùng Anh, Pháp đã nã hơn 100 quả tên lửa nhằm vào 3 mục tiêu thuộc cơ sở hạ tầng vũ khí hóa học tại Syria, trong đó có Trung tâm Nghiên cứu Khoa học ở Barzeh, Damascus. Ảnh: Daily Mail.

Theo thông báo của Quân đội Nga, Syria đã đánh chặn thành công tổng cộng 71 trong số 103 tên lửa hành trình. Ngoài ra, không có sân bay quân sự nào của Chính phủ Syria bị tổn hại trong vụ tấn công vừa qua của liên quân Mỹ-Anh-Pháp. Ảnh: AP.
Theo thông báo của Quân đội Nga, Syria đã đánh chặn thành công tổng cộng 71 trong số 103 tên lửa hành trình. Ngoài ra, không có sân bay quân sự nào của Chính phủ Syria bị tổn hại trong vụ tấn công vừa qua của liên quân Mỹ-Anh-Pháp. Ảnh: AP. 

Trong khi đó, hình ảnh được truyền thông đăng tải cho thấy Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria ở thủ đô Damascus dường như đã bị tàn phá nặng nề trong đợt không kích Syria mới nhất từ phía Mỹ. Ảnh: AP.
Trong khi đó, hình ảnh được truyền thông đăng tải cho thấy Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria ở thủ đô Damascus dường như đã bị tàn phá nặng nề trong đợt không kích Syria mới nhất từ phía Mỹ. Ảnh: AP. 

Đoạn video được chiếu trên kênh truyền hình Al-Ikhbariya (Syria) cho thấy đống đổ nát bên ngoài tòa nhà trung tâm bị phá hủy và chiếc xe bị đốt cháy. Ảnh: AP.
Đoạn video được chiếu trên kênh truyền hình Al-Ikhbariya (Syria) cho thấy đống đổ nát bên ngoài tòa nhà trung tâm bị phá hủy và chiếc xe bị đốt cháy. Ảnh: AP. 

Quân đội Syria cho hay, vụ tấn công nhằm vào trung tâm nghiên cứu này đã phá hủy một tòa nhà giáo dục và phòng thí nghiệm. Ảnh: AP.
Quân đội Syria cho hay, vụ tấn công nhằm vào trung tâm nghiên cứu này đã phá hủy một tòa nhà giáo dục và phòng thí nghiệm. Ảnh: AP.  

Lực lượng cứu hỏa dập khói bốc lên từ đống đổ nát của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria ở Barzeh. Ảnh: AP.
 Lực lượng cứu hỏa dập khói bốc lên từ đống đổ nát của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria ở Barzeh. Ảnh: AP.

Trung tâm này được cho là nơi nghiên cứu về các loại vũ khí hóa học của Chính phủ Syria. Ảnh: AP/Al-Ikhbariya TV.
Trung tâm này được cho là nơi nghiên cứu về các loại vũ khí hóa học của Chính phủ Syria. Ảnh: AP/Al-Ikhbariya TV. 

Một binh sĩ quay video khi đứng giữa đống đổ nát tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria sau vụ không kích. Ảnh: AP.
 Một binh sĩ quay video khi đứng giữa đống đổ nát tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria sau vụ không kích. Ảnh: AP.

Một bức ảnh được hãng thông tấn SANA của Syria công bố ghi lại cảnh đổ nát tại trung tâm nghiên cứu ở Barzeh. Ảnh: AP.
 Một bức ảnh được hãng thông tấn SANA của Syria công bố ghi lại cảnh đổ nát tại trung tâm nghiên cứu ở Barzeh. Ảnh: AP.

Nga hào phóng tặng khí tài "khủng" cho các nước châu Mỹ - Latin

(Kiến Thức) - Bộ Quốc phòng Nga gần đây đã chính thức chuyển hai máy bay vận tải An-26 đã qua sử dụng tới cho một quốc gia đối tác ở khu vực châu Mỹ Latin. 

Theo mạng Arms-Expo, ngày 23/2 vừa qua, tại Managua đã diễn ra lễ chuyển giao 2 máy bay vận tải An-26 cho Không quân Nicaragua. Đây là món quà của Bộ Quốc phòng Nga gửi tới người bạn ở châu Mỹ Latin. Nguồn ảnh: Arms-Expo.
Theo mạng Arms-Expo, ngày 23/2 vừa qua, tại Managua đã diễn ra lễ chuyển giao 2 máy bay vận tải An-26 cho Không quân Nicaragua. Đây là món quà của Bộ Quốc phòng Nga gửi tới người bạn ở châu Mỹ Latin. Nguồn ảnh: Arms-Expo.