Thực hư thông tin 71 tên lửa bị Syria bắn hạ

Lầu Năm Góc ngày 14.4 cho biết Mỹ đã áp đảo và tránh được hệ thống phòng không Syria để tấn công mọi mục tiêu chính yếu của chương trình vũ khí hóa học Syria.

Mặc dù hoạt động này diễn tiến trong vòng bí mật hàng giờ trước vụ nổ đầu tiên, song chỉ mất vài phút từ vụ nổ đầu tiên cho tới vụ nổ cuối cùng để thực hiện 103 cuộc không kích bằng tên lửa điều hướng chuẩn xác nhắm vào 3 mục tiêu vũ khí hóa học của Syria, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Trung tướng Thủy quân lục chiến Kenneth McKenzie, Giám đốc Hội đồng Tham mưu Liên quân Mỹ, bác bỏ những tuyên bố từ Nga và Syria nói rằng 71 tên lửa của phương Tây đã bị bắn hạ.
Ông cho biết hệ thống phòng không của Nga đã không khai hỏa, trong khi hệ thống phòng không của Syria hoàn toàn không hữu hiệu trước một cuộc tấn công từ nhiều hướng, không chỉ gồm máy bay của Mỹ, Anh và Pháp mà còn cả các tàu khu trục của Mỹ, 1 tàu tuần dương và tàu khu trục của Pháp và thậm chí 1 tàu ngầm của Mỹ.
Toàn cảnh thiệt hại của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria sau cuộc tấn công của Mỹ, Anh và Pháp tại Barzeh, gần thủ đô Damascus, ngày 14.4.2018.
Toàn cảnh thiệt hại của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Syria sau cuộc tấn công của Mỹ, Anh và Pháp tại Barzeh, gần thủ đô Damascus, ngày 14.4.2018. 
Hệ thống phòng không của Syria không chỉ không phát hiện được tên lửa đang bay tới mà vẫn cứ bắn dù các cuộc không kích của Mỹ, Anh và Pháp đã hoàn tất. Ông cho biết một số trong số hơn 40 tên lửa đánh chặn của Syria có thể đã bắn trúng các mục tiêu dân sự.
"Khi bạn bắn cục sắt lên trời mà không có sự điều hướng thì đương nhiên nó sẽ rơi xuống đất" - ông McKenzie nói với các phóng viên.
Mục tiêu chính của cuộc tấn công là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Barzeh ở thủ đô Damascus, nơi mà ông McKenzie lưu ý là "một trong những khu vực không phận được phòng vệ nghiêm ngặt nhất thế giới".
Barzeh hứng chịu phần lớn hỏa lực, với 57 tên lửa hành trình Tomahawk và 19 tên lửa không đối đất chuẩn xác JASSM.
Trong khi đó, Sputnik dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hầu hết tên lửa mà Mỹ và phương Tây tấn công Syria đều bị hệ thống phòng không của nước này bắn hạ.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga ra tuyên bố xác nhận Syria đánh chặn 71 trong số 103 tên lửa Mỹ, Anh, Pháp bắn vào Syria.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, Syria đã đẩy lùi cuộc tấn công của phương Tây bằng hệ thống phòng không có từ thời Liên Xô hơn 30 năm trước, bao gồm S-125, S-200, các đơn vị tên lửa Buk và Kvadrat.
Cơ quan quân sự Nga nói thêm, các đơn vị phòng không Nga ở Syria không tham gia cuộc chống lại đòn tấn công tên lửa. Không một quả tên lửa nào phóng vào khu vực do hệ thống phòng không Nga đảm trách bảo vệ ở Tartus và Hmeimim.

Phản ứng của Nga sau vụ Mỹ không kích Syria

(Kiến Thức) - Nga đã lên án cuộc không kích mới nhất của Mỹ nhằm vào Syria và cho rằng động thái của Washington vi phạm mọi luật lệ quốc tế. Đại sứ Nga vừa lên tiếng cảnh báo hậu quả sau vụ tấn công của Mỹ và đồng minh.

Theo RT ngày 14/4, Bộ Ngoại giao Nga đã lên án cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Syria tối 13/4 (giờ địa phương) mà phía Washington khẳng định là để trả đũa Damascus sau nghi án tấn công hóa học ở thị trấn Douma.
“Người dân Syria từng phải trải qua Mùa Xuân Ả Rập, tiếp đến là tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng và bây giờ là những quả tên lửa ‘thông minh’ của Mỹ. Damascus đã bị Mỹ, Anh, Pháp tấn công vào thời điểm khi người dân Syria đang dần trở lại cuộc sống thanh bình sau nhiều năm phải chiến đấu chống khủng bố”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu.

Phản ứng trái chiều của thế giới sau vụ Mỹ không kích Syria

(Kiến Thức) - Trong khi Iran và Nga mạnh mẽ lên án cuộc không kích vừa qua của Mỹ, Anh và Pháp nhằm vào Syria thì Thổ Nhĩ Kỳ và Đức lại bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc tấn công của liên quân ba nước này.

Sau nhiều ngày thảo luận, đêm 13/4 (giờ địa phương), Mỹ quyết định tiến hành một đợt không kích nhằm vào Syria để trả đũa Damascus sau nghi án tấn công bằng vũ khí hóa học tại thị trấn Douma cuối tuần trước. Cuộc tấn công của Mỹ, với sự tham gia của Anh và Pháp, nhanh chóng trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.
Mỹ, Anh và Pháp quyết định không kích Syria đêm 13/4. Ảnh: Reuters.
Mỹ, Anh và Pháp quyết định không kích Syria đêm 13/4. Ảnh: Reuters.