Vì sao màn hình smartphone luôn tắt khi bạn nghe điện thoại?

Điều này là nhờ một cảm biến đặc biệt thường được bố trí ở mặt trước smartphone.

Có thể bạn cũng từng để ý rằng màn hình smartphone luôn tắt khi bạn đưa máy lên tai để nghe điện thoại và bật sáng trở lại khi bạn đưa máy ra xa khỏi cơ thể. Cơ chế này là để khi bạn nghe điện thoại, các bộ phận của cơ thể như tai không vô tình chạm vào màn hình, tương tác với thiết bị, từ đó ảnh hưởng đến cuộc gọi. Tính năng “kì diệu” và cực kì tiện ích này là kết quả của một cảm biến mang tên gọi cảm biến tiệm cận.
Cảm biến tiệm cận trên smartphone thường được bố trí ở đây.
 Cảm biến tiệm cận trên smartphone thường được bố trí ở đây.
Gần như tất cả smartphone hiện đại đều được trang bị cảm biến tiệm cận và thường được bố trí ở mặt trước smartphone, thuộc khu vực cụm camera trước và loa thoại. Cảm biến tiệm cận trên điện thoại hoạt động bằng cách phát ra một loại trường điện từ, một chùm bức xạ hoặc một chùm ánh sáng. Sau đó cảm biến này sẽ giám sát sự thay đổi của những trường điện từ hoặc ánh sáng này để phản hồi sao cho hợp lý.
Thực tế, cảm biến tiệm cận trên smartphone thường chỉ có thể nhận biết được đối tượng với khoảng cách từ khoảng 2 cm đến 5 cm. Tuy nhiên, khả năng cảm biến tiệm cận không chỉ dừng lại ở đây. Trong một số ngành như quân sự hay công nghiệp có các loại cảm biến tiệm cận nhận biết được khoảng cách xa hơn rất nhiều.
Lần tới khi bạn nghe điện thoại, có thể bạn sẽ thầm cảm ơn cảm biến bé nhỏ hơn đã tạo ra sự tiện ích không hề bé nhỏ này.

"Nhà máy" cày view ảo với hơn 10.000 chiếc smartphone tại Trung Quốc

Cày view thuê, tăng tương tác ảo đang là dịch vụ được rất nhiều người chi tiền nhằm quảng bá cho video, bài đăng của chính mình.

Hiện nay, hàng loạt video trên YouTube có lượt xem hàng trăm triệu view, những bài đăng trên facebook có lượt thích hàng ngàn like đã không còn là thứ quá xa lạ trong thời buổi công nghệ này. Ngoài sự nổi tiếng cũng như mức độ thu hút của chủ profile, một yếu tố khác quan trọng không kém chính là những “tương tác ảo” mà chủ nhân của video, bài post này chi tiền để mua nhằm quảng bá cho sản phẩm truyền thông của mình.
 
Lượt view, like hay còn được xem là cách để đánh giá sự quan tâm theo dõi của người dùng internet đối với một chương trình, một sản phẩm truyền thông hay cụ thể nào đó. Để nhận được số lượng view khủng, chủ nhân sản phẩm chỉ cần bỏ tiền thuê một đội PR để quảng bá cho sản phẩm của mình bằng cách tăng lượng “tương tác ảo”.
Những thế lực truyền thông này có hẳn một “nông trại trồng view” chứa hàng chục ngàn chiếc điện thoại thông minh, hay còn được gọi là “click farm”.
Được biết, những click farm này hoạt động rất mạnh mẽ ở Trung Quốc và Nga. Theo tờ South China Morning Post, chủ nhân của sản phẩm chỉ cần bỏ ra từ 0,47 tới 11 USD (khoảng từ 10.000 tới hơn 200.000 VNĐ) là đã có thể tăng hơn 10 nghìn lượt view giả mạo cho các video, bài post của họ.
 

Màn hình smartphone sẽ tăng lên 6,9 inch vào năm 2019

(Kiến Thức) - Kích thước màn hình điện thoại di động không ngừng tăng theo thời gian. Và 6.9 inch chưa chắc đã là ý tưởng điên rồ cho điện thoại thông minh.

Cách đây bốn năm, chẳng ai dám nghĩ tới một chiếc điện thoại có màn hình 5 inch. Vì tất cả đều nghĩ rằng, một chiếc điện thoại phải nằm gọn trong lòng bàn tay và có kích thước tối đa 4 inch. Nhưng nhìn lại thị trường năm 2014 thì lý lẽ này không còn phù hợp nữa. Đến gã bảo thủ như Apple cũng không kìm nỗi mình để cho ra phiên bản iPhone 6 Plus rộng tới 5.5 inch. Vậy, trong thời gian tới, màn hình điện thoại thông minh sẽ giãn ra tới bao nhiêu inch là đủ? 
Man hinh smartphone se tang len 6,9 inch vao nam 2019
 Ảnh minh họa.