Công cụ AI biến ảnh tĩnh thành video 10 giây

Baidu vừa giới thiệu MuseSteamer, công cụ AI có khả năng tạo video ngắn từ ảnh tĩnh, hướng đến phục vụ nhu cầu sáng tạo nội dung trong doanh nghiệp.

Baidu vừa chính thức giới thiệu MuseSteamer, mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới có khả năng tạo video ngắn từ ảnh tĩnh, hướng đến nhóm người dùng doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo và nội dung số. Công cụ này hiện được tích hợp trên nền tảng HuiXiang – hệ sinh thái AI dành cho doanh nghiệp do Baidu phát triển.

MuseSteamer có thể tạo ra đoạn video dài tối đa 10 giây với độ phân giải Full HD chỉ từ một hình ảnh đầu vào. Mô hình AI sẽ phân tích nội dung hình ảnh, dựng thành video có chuyển động mô phỏng như lia máy, thay đổi khung hình, ánh sáng và chiều sâu. Sản phẩm hướng đến các nhu cầu như sản xuất video giới thiệu sản phẩm, truyền thông nội bộ, đào tạo hoặc hiển thị trên nền tảng số.

baidu-launches-musesteamer-updates-search-enginejpg.jpg
Baidu ra mắt MuseSteamer, công cụ AI tạo video từ ảnh và nâng cấp công cụ tìm kiếm.

Hiện MuseSteamer có ba phiên bản: Turbo, Pro và Lite, mỗi phiên bản hướng đến một nhóm người dùng doanh nghiệp khác nhau với yêu cầu về hiệu suất và khả năng xử lý riêng biệt. Trong giai đoạn đầu, Baidu cho phép trải nghiệm miễn phí bản Turbo. Các phiên bản Lite và Pro dự kiến sẽ ra mắt trong quý tới, bổ sung thêm tính năng âm thanh, hiệu ứng nâng cao và tùy chọn tích hợp sâu với hệ thống nội bộ của doanh nghiệp.

Không giống như các công cụ AI như Sora của OpenAI vốn nhắm đến người tiêu dùng với hình thức đăng ký trả phí, MuseSteamer được phát triển riêng cho doanh nghiệp và hiện chưa có phiên bản dành cho người dùng phổ thông. Đây được xem là định hướng rõ ràng của Baidu trong việc phục vụ nhu cầu sáng tạo nội dung ở quy mô chuyên nghiệp và thực tế hơn.

Song song với MuseSteamer, Baidu cũng tiến hành nâng cấp đáng kể hệ thống công cụ tìm kiếm. Các tính năng mới bao gồm hộp tìm kiếm được thiết kế lại, hỗ trợ truy vấn dài hơn, tìm kiếm bằng giọng nói và tìm kiếm bằng hình ảnh. Hệ thống sử dụng các thuật toán AI thế hệ mới nhằm tăng độ chính xác, đưa ra kết quả sát với ngữ cảnh và mục đích của người dùng hơn.

Những cải tiến này sẽ giúp nâng cao trải nghiệm tìm kiếm, phản hồi nhanh và hiệu quả hơn trong môi trường số hóa. Động thái nâng cấp công cụ tìm kiếm diễn ra trong bối cảnh Baidu đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ các đối thủ nội địa như Doubao (ByteDance) và Yuanbao (Tencent) – hai nền tảng chatbot AI đang phát triển mạnh tại Trung Quốc.

Ngoài MuseSteamer, Baidu cũng mới công bố hai mô hình AI mới gồm một mô hình nền tảng nâng cấp từ phiên bản trước và Ernie X1 – một mô hình tập trung vào khả năng lý luận, được thiết kế để xử lý các tác vụ tư duy phức tạp hơn. Cùng với đó, Ernie Bot, chatbot AI nổi bật của Baidu, đã được mở truy cập miễn phí cho người dùng, và phiên bản Ernie 4.5 hiện đã có thể sử dụng thông qua nền tảng chatbot của hãng.

Xuất hiện robot bắt muỗi bằng AI

Thiết bị bắt muỗi sử dụng trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng rộng rãi, mang đến giải pháp không hóa chất, hoạt động tự động và an toàn cho gia đình.

Muỗi là tác nhân truyền bệnh nguy hiểm, từ sốt rét, sốt xuất huyết đến virus Zika. Trước đây, các phương pháp kiểm soát muỗi chủ yếu dựa vào đèn UV, nhang xua muỗi, hóa chất diệt côn trùng hoặc lưới chắn. Những phương pháp này dù phổ biến nhưng hiệu quả chưa cao và dễ gây ra ô nhiễm thứ cấp, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi và người có cơ địa nhạy cảm.

Trong những năm gần đây, công nghệ AI đang được ứng dụng mạnh mẽ vào lĩnh vực phòng chống muỗi, tạo ra các thiết bị bắt muỗi thông minh với khả năng nhận diện và tiêu diệt mục tiêu chính xác mà không cần hóa chất. Một trong những thiết bị đáng chú ý hiện nay là Bzigo Iris – sản phẩm do các kỹ sư Israel phát triển, sử dụng trí tuệ nhân tạo để quét không gian trong phòng và phát hiện muỗi khi chúng đang đậu.

Nền tảng blockchain Việt Nam tự phát triển có gì đặc biệt?

NDAChain, nền tảng blockchain quốc gia do Việt Nam phát triển, có thể xử lý 1.200 giao dịch mỗi giây và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực dữ liệu số.

NDAChain được nghiên cứu từ cuối năm 2024 và chính thức công bố vào tháng 6/2025. Đây là dự án công nghệ trọng điểm do Trung tâm Dữ liệu Quốc gia (thuộc Bộ Công an) chủ trì, dưới sự định hướng và hỗ trợ của Hiệp hội Dữ liệu quốc gia – tổ chức mới thành lập với nhiệm vụ xây dựng và làm chủ các công nghệ lõi phục vụ phát triển hạ tầng số.

anh-man-hinh-2025-06-26-luc-145041-7566-7949png.jpg
NDAChain là nền tảng blockchain hướng đến xây dựng hạ tầng dữ liệu an toàn và chủ động cho Việt Nam.

Nhiều người dùng đổ xô vào VNeID xem địa chỉ mới

Người dân "rủ nhau" vào ứng dụng định danh điện tử VNeID để theo dõi quê quán mới cập nhật.

Từ ngày 1/7/2025, bản đồ hành chính Việt Nam sẽ chính thức có những thay đổi lớn với việc sáp nhập nhiều tỉnh thành, mở ra một kỷ nguyên phát triển mới. Ngay lập tức, một trong những điều được đông đảo người dân quan tâm và háo hức chờ đợi chính là việc cập nhật thông tin địa chỉ cư trú của mình. Và không nằm ngoài dự đoán, ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID đã trở thành điểm đến "nóng" nhất những ngày này, khi hàng triệu người dùng liên tục truy cập để xem địa chỉ mới của mình sau sáp nhập.

Theo đó, khi vào ứng dụng VNeID, phần thẻ Căn cước công dân của người dùng vẫn được giữ nguyên như cũ. Tuy nhiên, ở các mục như nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, đã được thay đổi theo địa chỉ mới, gồm xã/phường và tỉnh/thành.