Vì sao không nên vò nát rau ngót khi nấu canh?

Có rất nhiều bà nội trợ đang phạm phải sai lầm vò nát lá rau ngót trước khi nấu vì cho rằng như vậy rau sẽ nhừ hơn, mềm hơn.

Ai cũng biết, rau ngót là loại thực phẩm chứa nhiều chất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Chỉ với rau ngót, bạn có thể chế biến thành nhiều món canh rất hấp dẫn như rau thịt băm, rau ngót nấu tôm hoặc thậm chí có thể nấu suông vì rau có sẵn vị ngọt thơm.
Trong mỗi bó rau ngót có chứa nhiều protein, chất béo, canxi, sắt, vitamin A, nhóm B, C. Đặc biệt, nguồn vitamin C trong lá rau ngót cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi.
“So với các loại rau quả khác, nguồn vitamin C trong rau ngót cao hơn hẳn so với cam, ổi,… Đây là thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, giúp nướu răng siêu khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch. Bên cạnh đó, vitamin C trong cơ thể là yếu tối cần thiết để chữa lành vết thương và cải thiện chức năng não”, bác sĩ Thúy Hà khuyến cáo trên Eva.
Vi sao khong nen vo nat rau ngot khi nau canh
Các bà nội trợ thường chế biến rau ngót bằng cách sau khi rửa sạch, có vò nát lá rau để dễ nấu chín và mềm. Ảnh minh họa. 
Phải kể tới lượng vitamin A có trong rau ngót cũng cần thiết cho cơ thể. Nó có thể ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản và duy trì làn da khỏe mạnh.
Song nhiều bà nội trợ có thói quen vò nát lá rau trước khi chế biến. Bởi vì họ cho, vò nát rau sẽ khiến rau nhanh chín và mềm hơn. Nhưng các bác sĩ dinh dưỡng khuyên nên dừng thói quen này ngay lập tức.
Từng chia sẻ trên Eva, bác sĩ dinh dưỡng Hoàng Thị Thúy Hà - Viện Dinh dưỡng Lâm sàng cho biết: Các bà nội trợ thường chế biến rau ngót bằng cách sau khi rửa sạch, có vò nát lá rau để dễ nấu chín và mềm. Tuy nhiên, việc làm đó không hề tốt, vì sẽ làm giảm lượng một số chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin.
Ngược lại, bác sĩ dinh dưỡng Thúy Hà cho hay, để giữ được các chất dinh dưỡng chứa trong rau ngót khi chế biến, các bà nội trợ nên để nguyên lá, không vò nát. Và nếu muốn rau ngót chín nhanh và ăn mềm hơn thì sau khi rửa sạch, đợi nước sôi, chị em có thể vò sơ qua và cho vào nấu vừa chín.
Bên cạnh đó, sau khi nấu chín, loại rau ngót nên được ăn ngay. Lúc đó, rau sẽ giữ được mùi thơm và các vi chất dinh dưỡng mất đi không đáng kể.
>>> Mời quý độc giả xem video 7 thực phẩm càng ăn nhiều càng tốt (nguồn Youtube):

Sức khỏe con trai Thiếu úy bị ung thư tiến triển tốt

(Kiến Thức) - Sau 1 tháng chào đời, sức khoẻ của bé Trần Gấu - con trai của  người mẹ từ chối điều trị ung thư phổi để sinh con đang tiến triển tốt.

Hiện bé Gấu vẫn được chăm sóc ở Trung tâm Chăm sóc và điều trị trẻ Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Lợi – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh cho biết: “Bé Gấu, con của Thiếu úy Đậu Thị Huyền Trầm - người mẹ đã từ chối điều trị ung thư phổi để sinh con là một trong hàng nghìn trẻ sơ sinh thiếu tháng đã được chăm sóc và điều trị ở đây. Việc chăm sóc bé Gấu cũng giống như các bé sinh non, nhẹ cân khác. Trong 1 tháng qua, trường hợp của bé Gấu được rất nhiều nhà hảo tâm và báo chí quan tâm”.
Suc khoe con trai Thieu uy bi ung thu tien trien tot
Bé Gấu vẫn được chăm sóc ở Trung tâm Chăm sóc và điều trị trẻ Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Can thiệp qua da lấy sỏi gan – mật

(Kiến Thức) - Chỉ cần một đường rạch nhỏ ở thành bụng vị trí ngoài gan để đưa ống và dụng cụ vào đường mật trong gan hoặc ống mật chủ ngoài gan vào lấy sỏi. 

Thay vì mổ mở, mổ nội soi hoặc nội soi điều trị sỏi mật ngược dòng (ERCP) trong điều trị sỏi mật, với phương pháp lấy sỏi gan – mật qua da (LSGMQD) thì chỉ cần một đường rạch nhỏ ở thành bụng vị trí ngoài gan để đưa ống và dụng cụ vào đường mật trong gan hoặc ống mật chủ ngoài gan vào lấy sỏi. Phương pháp mới này đã được Bệnh viện Bạch Mai ứng dụng thành công trên 30 bệnh nhân.
Khó can thiệp và nhiều biến chứng nguy hiểm