Vì sao Gia Cát Lượng không dưỡng già mà lại phải 5 lần Bắc phạt?

Sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng không những không lui về an hưởng tuổi già mà còn tích cực chuẩn bị cho công cuộc Bắc phạt, rốt cuộc là vì 3 lý do này.

Vào năm 223 sau Công nguyên, Lưu Bị qua đời ở tuổi 63 tại thành Bạch Đế. Trước khi mất, ông giao Lưu A Đẩu (Lưu Thiện) khi đó chỉ mới 17 tuổi cho Gia Cát Lượng phò tá.
Vào thời điểm đó, ngũ hổ tướng đều đã qua đời, ngoài Ngụy Diên ra thì cũng chỉ còn Tưởng Uyển, Phí Y, Khương Duy, trong hoàn cảnh như vậy, Gia Cát Lượng không chọn dưỡng già, mà tích cực chuẩn bị, năm lần Bắc phạt, rốt cuộc là vì sao?
Lý do thứ nhất: Địa hình của Thục Hán hiểm trở và dễ khiến người ta khinh suất!
Địa hình của Thục Hán nhiều núi cao hiểm trở, dễ thủ khó công.
Nếu cứ ở trong địa thế như này thì lâu dần sẽ dễ khiến người ta trở nên buông lỏng, khinh suất, nghĩ rằng Thục Hán dễ thủ khó công nên kẻ thù căn bản là không tấn công vào được, về lâu về dài thì khí thế cũng sẽ nguội dần.
Hơn nữa, vào thời điểm đó, vì Quan Vũ sơ ý làm mất Kinh Châu, "chiếc cổng" của Thục Hán đã bị cướp mất, nếu cứ ở trong tình trạng bị bao vây một thời gian dài thì sụp đổ chỉ là vấn đề một sớm một chiều, hơn nữa, việc Bắc phạt có thể khiến cả Thục Hán đồng lòng, "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", rất có thể nhuệ khí này sẽ khiến Thục Hán vùng lên thống nhất thiên hạ.
Vi sao Gia Cat Luong khong duong gia ma lai phai 5 lan Bac phat?
Ảnh minh họa. 
Lý do 2: Trung Nguyên chinh chiến nhiều năm, nguyên khí bị tổn thương nặng nề
Phần lớn Trung Quốc khi trải qua Tam quốc loạn thế thì dân số đều giảm mạnh, kinh tế xã hội cũng bị tổn hại nghiêm trọng.
Từng có một vị đại thần nước ngụy viết trong sách rằng dân số của Ngụy còn không đông bằng dân số một quận của Trung Quốc trong của thời kỳ thịnh vượng của nhà Hán.
Nếu Thục Hán không muốn bị diệt vong thì chỉ có một cách là bước ra khỏi vùng đất Ba Thục, nhân lúc Trung Nguyên đang suy yếu giành lấy địa bàn, nếu đợi Tào Ngụy vực dậy lại được thì chuyện diệt Thục Hán là chuyện ván đã đóng thuyền.
Lý do ba: Lòng người dễ đổi
Sở dĩ Lưu Bị có thể đặt được nền móng trong giữa một thế Tam Quốc hỗn loạn như vậy là nhờ vào thân phận hoàng thúc muốn khôi phục lại ngọn cờ Hán thất của mình, nhưng đối với bách tính mà nói, thiên hạ là của ai không phải là điều quan trọng, điều quan trọng là họ có cái ăn cái mặc.
Nếu Tào Ngụy tiêu diệt Đông Ngô, chiếm toàn bộ Trung nguyên, đối mặt với Tào Ngụy hùng mạnh như vậy, liệu ai còn có lòng dạ theo Thục Hán?

Chuyện kỳ quái gì đã xảy ra khi đào huyệt chôn Gia Cát Lượng?

Những câu chuyện kể về Gia Cát Lượng quả thực không có hồi kết. Xung quanh nhân vật huyền thoại này, hậu thế vẫn truyền tụng những điều kỳ bí, khó lý giải. Một trong số đó liên quan đến chuyện mai táng, hậu sự của ông.

Gia Cát Lượng (181 – 234), tự Khổng Minh, là nhà quân sự, tư tưởng nổi tiếng thời Tam Quốc, cũng là biểu tượng trí tuệ được nhiều người Á Đông tôn sùng. Ông phò tá Lưu Bị, chia ba thiên hạ, thành lập liên minh Ngô – Thục chống lại Tào Ngụy. Người đời so sánh ông với mưu lược gia nổi tiếng Tôn Tử. Hình tượng ông càng nổi tiếng và được cả thế giới biết đến qua tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa”.

Gia Cát Lượng phải 'uất hận ói máu’ vì điều gây sốc này

Một cơn mưa lớn đã khiến kế sách hạ sát cha con nhà Tư Mã của Gia Cát Lượng bị đổ bể và chính điều đó khiến quân sư tài ba này phải ôm hận “tức ói máu” ngay tại chỗ.

Sau nhiều ngày đại chiến với nhau, Gia Cát Lượng đã dụ được Tư Mã Ý vào Thượng Phong Cốc. Theo kế hoạch của ông thì đây chính là nơi “chôn thây” của cha con nhà Tư Mã, bởi Thượng Phong Cốc là kho chứa lương thảo, nhưng lại được tẩm chất cháy và thuốc nổ nên chỉ cần đi vào là không còn mạng để ra.