Vì sao ĐBQH đề nghị lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu?

(Kiến Thức) - Theo đại biểu Thái Trường Giang, việc lùi thời gian thông qua đặc khu sẽ giải quyết được những vấn đề bức xúc trong dư luận trong thời gian gần đây cũng như những ý kiến khác nhau của ĐBQH tại các phiên thảo luận ở kỳ họp này.

Thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát năm 2019 sáng 7/6, đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) đề nghị lồng ghép làm một chương trình giám sát ở 3 khu mà chúng ta chuẩn bị thông qua đặc khu kinh tế và lùi thời gian không thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong kỳ họp này.
“Ở đây tôi muốn đề cập đến những vấn đề liên quan đến Chương trình giám sát năm 2018 mặc dù đã được thông qua năm 2017. Vì những thực tiễn phát sinh trong thời gian gần đây đề nghị Quốc hội xem xét lại. Ví vụ trong dự kiến năm 2019 chúng ta giám sát đất đai giai đoạn 2014-2018, nếu được thì chúng ta lồng ghép làm một chương trình giám sát ở 3 khu mà chúng ta chuẩn bị thông qua đặc khu kinh tế”, đại biểu Thái Trường Giang nói.
Đại biểu Thái Trường Giang. Ảnh: Quochoi.vn
 Đại biểu Thái Trường Giang. Ảnh: Quochoi.vn
Theo đại biểu Thái Trường Giang, vấn đề đất đai ở đó sử dụng chuyển đổi mục đích, giao dịch như thế nào để có cơ sở đánh giá kỹ vấn đề mà dư luận đang quan tâm.
“Nếu được đề nghị giám sát vấn đề đó và để chặt chẽ thì Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt chúng ta cần phải cân nhắc cẩn trọng, lùi thời gian không thông qua trong kỳ họp này, tiến hành kiểm tra đất ở các khu đó và thông qua trong kỳ họp tới thì sẽ giải quyết được những vấn đề bức xúc trong dư luận trong thời gian gần đây cũng như những ý kiến khác nhau của đại biểu Quốc hội hôm thảo luận về kinh tế-xã hội”, đại biểu Giang nói.

Phó Chủ tịch QH: Dọn chỗ đón 'phượng hoàng' vào đặc khu

Trao đổi với báo chí bên hành lang QH về dự luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (đặc khu), Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu bày tỏ tin tưởng chúng ta đã chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất trong khả năng để đón nhận sự ra đời của 3 đặc khu.

"Đây là vấn đề mới, khó, nhiều chính sách đang thử nghiệm, vì vậy cũng phải xác định là vừa làm vừa rút kinh nghiệm", Phó Chủ tịch QH nói.

Hà Nội: Thí sinh vào phòng chưa đầy 30 phút, đề thi Toán lọt ra ngoài?

(Kiến Thức) - Thí sinh mới bước vào phòng thi môn Toán trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2018-2019 được khoảng 30 phút, thì đề thi môn này đã được tuồn bên trong phòng thi ra ngoài.

Chiều ngày 7/6, các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2018 – 2019 tại Hà Nội bước vào làm bài thi môn thứ 2 – Toán, với thời gian làm bài 120 phút, bắt đầu từ lúc 14h30 cùng ngày.
Tuy nhiên, ghi nhận của PV Kiến Thức tại điểm thi trường THCS Phan Đình Giót (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) lúc 15h bên ngoài điểm thi rất nhiều phụ huynh xôn xao, truyền tay nhau hình ảnh đề thi Toán tuyển sinh lớp 10 được cho là tuồn từ trong phòng thi lên mạng xã hội facebook để nhờ giáo viên giải đề.

"Đã là đặc khu thì cái gì cũng đặc biệt, cán bộ phải đặc biệt"

(Kiến Thức) - Phó Thủ tướng cho biết, Chủ tịch đặc khu sẽ được lựa chọn với quy trình chặt chẽ theo hướng Chủ tịch UBND tỉnh giới thiệu, Bộ Nội vụ thẩm định, HĐND bầu và Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn…

Trong phiên làm việc tại Quốc hội chiều nay (6/6), nêu câu hỏi chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) nói rằng sắp tới Quốc hội thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Vậy Chính phủ có tiêu chí đặc biệt gì để tuyển chọn cán bộ, nhất là chức danh Chủ tịch đặc khu?
Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Văn Thân (Thái Bình), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ: “Đã là đặc khu thì cái gì cũng phải đặc biệt, cho nên cán bộ đặc khu cũng phải đặc biệt”.