Vì sao dân miền đông không tin Kiev?

(Kiến Thức) - Ukraine có gắng miêu tả Nga như kẻ thù nhưng dân chúng Donbass, từng trải qua mọi sự khủng khiếp của chiến tranh, vẫn không tin.

Trên các trang mạng xã hội Ukraine lưu truyền bức tranh đầy ý nghĩa: Victoria Nuland (người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ) cầm gói bích quy trên Quảng trường Độc Lập ở Kiev và đoàn xe tải mang hàng viện trợ nhân đạo Nga trên các con đường ở Donbass và lời chú thích đi kèm: “Bánh quy của Nuland. Bánh quy của Lavrov (Bộ trưởng Ngoại giao Nga)".
Ngay từ đầu cuộc xung đột quân sự ở miền Đông Ukraine, sự giúp đỡ nhân đạo cho Donbass đã đến ồ ạt chính là từ Nga. Đến nay, sự giúp đỡ đó được tổ chức ở cấp Tổng thống Nga, người hứa sẽ thực hiện giúp đỡ thường xuyên. Đoàn xe chở hàng nhân đạo được hộ tống đã bị người ta giữ lại trên biên giới mấy ngày để tìm “con ngựa thành Tơroa”. Hoàn toàn vô ích– trên các xe tải không hề thấy trang bị kỹ thuật quân sự, đạn dược, các chiến binh vũ trang đến tận răng. Chỉ thấy lương thực thực phẩm và thuốc men cho dân chúng bị rơi vào khủng hoảng nhân đạo.
Đoàn xe cứu trợ của Nga.
Đoàn xe cứu trợ của Nga. 
Việc chính quyền Ukraine buộc tội Nga gây ra xung đột ở miền Đông Ukraine ngay từ những ngày đầu cho đến nay không gì khác là sự tìm kiếm kẻ thù bên ngoài, chính xác hơn là tạo ra hình ảnh kẻ thù bên ngoài trong mắt hàng triệu người Ukraine. Bộ máy tuyên truyền khổng lồ đang làm việc này, bao gồm các phương tiện thông tin đại chúng Ukraine, các nhà chính trị học và, đương nhiên, các chính khách. Vì nhiệm vụ này mà ngày ngày có thêm các nạn nhân mới. Dù Nga có làm gì, nói gì – tuyên truyền chính thống cũng đưa tin như là kế hoạch thâm hiểm nào đó nhằm tiêu diệt và chiếm đoạt Ukraine. Bởi vì nếu không, họ sẽ buộc phải thừa nhận là chính quyền Ukraine đưa quân đội vào cuộc chiến tranh với chính nhân dân mình. 
Một trong những ví dụ gần đây nhất, sự "gào thét" của Kiev về việc quân thường trực Nga xâm nhập lãnh thổ Ukraine dường như đã xảy ra. Việc này được làm để làm gì? Để giải thích các hành động tác chiến tiếp theo là đúng, đồng thời vòi vĩnh một chút viện trợ của các đối tác phương Tây. Tại hội nghị thượng đỉnh ở Brusseles, ông Poroshenko khi gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Barrozu đã tuyên bố, rằng ông hi vọng vào “lời đáp trả xứng đáng từ phía EC đối với hành động xâm lược này”. Có điều, chính hành độngnày lại không được cả các quan sát viên OSCE (Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu), cả các nhân vật chính thức khác ghi nhận, ngoại trừ các nhà lãnh đạo Ukraine đang ngồi ở Kiev, cách nơi xung đột một khoảng cách an toàn. Còn ông Arseniy Yatsenyuk trong cơn hoảng loạn đã kêu gọi Ukraine ngay lập tức gia nhập NATO.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Nga đã thể hiện sức chịu đựng và sự bình tĩnh. Ông Vladimir Putin kêu gọi chính quyền Ukraine ngừng cuộc đổ máu và ngồi vào bàn đàm phán với dân quân Donbass để giải quyết xung đột bằng con đường hòa bình. Lời kêu gọi này của tổng thống Nga đã không nhận được sự ủng hộ không chỉ của chính quyền Kiev, mà ngay cả ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cơ quan đã phong tỏa dự thảo nghị quyết về ngừng bắn do Nga đề nghị. Còn Liên minh châu Âu, tuân theo các chỉ thị của Thủ tướng CHLB Đức Merkel và Tổng thống Mỹ Obama, tuyên bố các biện pháp trừng phạt mới chống Nga. 
Lời đáp trả “xứng đáng” đối với sáng kiến hòa bình là như vậy đó. Phương Tây ngoan cố nhắm mắt trước tình hình thực tế ở miền Đông Ukraine: Liên minh châu Âu cũng là một nạn nhân tiếp theo của chính sách vô liêm sỉ của Mỹ như Ukraine, nhưng may mắn hơn. Nhưng điều đó không thể là sự biện minh cho sự đạo đức giả của chính Liên minh châu Âu. Cụ thể, chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barrozu đã tuyên bố, rằng hành động của chính quyền Nga “hoàn toàn chống lại các nỗ lực mà Liên minh châu Âu tiến hành nhằm tìm kiếm giải pháp ngoại giao và thực dụng” cho cuộc xung đột. Chính sách hai mặt trên thực tiễn là như thế đấy!
Quân đội Ukraine ở thành phố Mariupol.
Quân đội Ukraine ở thành phố Mariupol. 
Mấy tháng gần đây, người dân trên thế giới biết đến tên gọi hàng chục các thành phố làng mạc ở Donbass: đó là các điểm dân cư mà chiến tranh đã đi qua. Mỗi ngày mới mang đến những nạn nhân mới. Báo cáo của Cao ủy LHQ về quyền con người thông báo, trong giai đoạn từ giữa tháng 4 đến 27/8 ở Ukraine đã có 2.593 người bị giết. Theo số liệu của SNBO (Ủy ban An ninh và Quốc phòng Ukraine) đến 29/8, trong chiến dịch chống khủng bố ATO ở miền Đông đất nước đã có 765 binh sĩ Ukraine hi sinh, 2.765 bị thương, 11 người mất tích. Những con số này đã bị giảm đi nhiều lần so với thực tế! 
Theo số liệu của nhóm đại biểu Quốc hội Ukraine “Vì hòa bình và ổn định”, tổng số những người đã chết ở miền Đông Ukraine đến đầu tháng 8 là hơn 10 nghìn người. Các đại biểu quốc hội đã yêu cầu ông Petro Poroshenko công khai con số chính thức về số dân thường và quân nhân bị giết. Còn theo số liệu của “Mặt trận nhân dân” của Novorossiya, tính đến 15/8, các Lực lượng vũ trang Ukraine và Cận vệ Quốc gia bị giết và bị thương 14.378 người, 158 bị bắt làm tù binh và gần 9 nghìn binh sĩ đã đào ngũ hoặc chạy sang hàng ngũ dân quân. Con số thương vong trong dân thường tính bằng hàng chục nghìn: Hiện không ai biết con số chính xác là bao nhiêu, do thống kê rất phức tạp.
Trên mặt trận miền Đông có một “chảo lửa” mới, nơi gần 9.000 binh sĩ Ukraine rơi vào vòng vây. Ngày 29/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi dân quân Donbass thiết lập hành lang nhân đạo để quân đội Ukraine rút ra nhằm tránh những thương vong mới vô ích tiếp theo. Thủ tướng DNR Aleksandr Zakharchenko ủng hộ sáng kiến này, nhưng với điều kiện quân đội Ukraine phải nộp vũ khí hạng nặng và đạn dược (điều hoàn toàn hợp lý trong khuôn khổ xung đột vũ trang). Tuy nhiên lời kêu gọi của Tổng thống Nga và phản xạ của Zakharchenko ngay lập tức được chính quyền Kiev bóp méo cho phù hợp với tuyên truyền chống Nga: Đấy nhé, tổng thống Nga ra các chỉ thị như vậy cho dân quân, mà họ đồng ý, hóa ra, dân quân Donbass do điện Kremlin kiểm soát và hành động theo chỉ thị của điện Kremlin. Kiev đã không vội vàng ra quyết định rút quân nhân của mình ra khỏi vòng vây, còn SNBO thoạt tiên còn tuyên bố binh sĩ sẽ phá vây. Thế là, “tên xâm lược” Putin hóa ra còn thương người và thông cảm với người bị nạn hơn cả chính quyền Ukraine đối với công dân của chính mình. Hành lang nhân đạo đã được thiết lập, và đêm rạng sáng 30/8 hàng chục quân nhân đã thoát ra được khỏi vòng vây.
Dù bộ máy tuyên truyền của Ukraine có cố gắng tô vẽ hình ảnh kẻ thù đối với Nga bao nhiêu, xem ra, dân Donbass, những người đã trải nghiệm mọi sự khủng khiếp của chiến tranh lại không tin. Số người tị nạn từ Ukraine chạy sang lãnh thổ Nga đã đến gần một triệu. Các phương tiện thống tin đại chúng Ukraine có đưa tin tức gì đi nữa, công dân Ukraine tiếp tục chạy về phía “kẻ xâm lược”. Mà không chỉ có dân thường, cả những quân nhân bỏ khu vực có chiến sự. Ở Nga người ta đã đón tất cả, cho ăn, chữa chạy y tế, giúp đỡ những gì cần thiết.
Dù ông Petro Poroshenko có cố mô tả ông Putin như quỷ dữ, thì ông ta cũng chả mấy thành công. Tất nhiên, có bàn tay Moscow ở Donbass, và đó là bàn tay giúp đỡ. Tại hội nghị thượng đỉnh ở Minsk, ông Vladimir Putin dù sao cũng đã giành được sự cho phép của Poroshenko giúp đỡ nhân đạo thường xuyên cho dân cư miền Đông Ukraine. Có thể hình dung ông Poroshenko đã rất không muốn đưa ra những lời hứa dễ hiểu như vậy! Nhận sự giúp đỡ của “tên chiếm đoạt và kẻ thù”, hình tượng mà tuyên truyền Ukraine mô tả Putin và nước Nga, đúng là mất mặt, là sự đổ vỡ mọi kế hoạch và thừa nhận sự bất lực của chính mình cứu vớt công dân của mình khỏi thảm họa nhân đạo. Mà không biết họ có định cứu vớt không nữa kia?
Sự tô vẽ ông Putin và nước Nga thành quỷ là sản phẩm của Mỹ, chính xác hơn, họ làm việc đó bằng bàn tay người khác, một cách trắng trợn và trơ tráo. Trước hết là bằng bàn tay của chính người Ukraine. Bài Nga– căn bệnh được reo rắc không phải hôm nay hay hôm qua. Đã có cả một thế hệ người Ukraine lớn lên được giáo dục, nếu không phải là căm thù Nga, thì cũng là xa lai với đất nước này– mà như thế có nghĩa, là xa lạ với cội nguồn lịch sử của chính mình, với quá khứ của chính mình. Mà ai không nhớ quá khứ của mình thì người đó, điều này ai cũng biết, sẽ không có tương lai. Nếu như hiện nay, sau tất cả những gì đã được trải nghiệm, họ không tính ra khỏi cơn mê này.

Người miền đông Ukraine học được gì từ Maidan?

(Kiến Thức) - Cuộc diễu hành tù binh ở Donesk đã làm dấy lên những phản ứng mạnh mẽ ở Ukraine nhưng dường như Kiev quên những màn đầu tố Berkut.

Bài viết thể hiện quan điểm của Blogger Maksim Bezukov nhận xét về sự khác nhau giữa phong trào ly khai miền đông Ukraine và phong trào Maidan. 
Cuộc diễu hành tù binh ở Donesk đã làm dấy lên những phản ứng mạnh mẽ ở Ukraine. Nhưng mọi người đã hoàn toàn quên rằng, ai đã “dạy” cách buộc những người đối lập phải quỳ gối.
Duy nhất một điều Ukraine học được ở Châu Âu, đó là tiêu chuẩn chính trị kép. Những việc tương tự có thể quan sát được hàng ngày ở các sự kiện xung quanh Donbass. Bắt đầu từ thời điểm sớm hơn của việc tiến hành trưng cầu dân ý ở tỉnh Donesk và Lugansk. Những người dân vùng Donbass đã copy tất cả những gì mà Maidan ở Kiev đã cho họ xem. Ở đây ta nói đến phương thức đấu tranh cho ý tưởng và niềm tin của mình: Chiến lũy, chiếm các tòa nhà của chính phủ, lập chốt canh, các chiến binh vũ trang và nhiều thứ nữa. Tất cả những thứ này đã có ở Kiev và miền Tây Ukraine và bây giờ chỉ lặp lại ở Donbass. Cũng cần phải nhấn mạnh thêm là ở Donbass đã không có bom xăng, xạ thủ bắn tỉa, cướp bóc dinh thự của giới thượng lưu. Và khác nữa là những người dân Donbass không được sự ủng hộ tuyệt đối của dư luận thế giới.
Lực lượng tù binh bị diễu đi ở Donetsk.
 Lực lượng tù binh bị diễu đi ở Donetsk.
Tuy nhiên hóa ra rằng đấu tranh cho ý tưởng của mình bằng phương cách như trên không phải ai cũng được phép. Chính xác hơn, việc này chỉ có thể duy nhất những người mang danh Obama và Bandera được phép, những người còn lại thì bị cấm. 
Sự kiện 24/8 tại trung tâm Donesk hay đúng hơn là phản ứng của Ukraine trước sự kiện này đã là một khẳng định. Thực tế là trong khi người dân Kiev đang tận hưởng cuộc diễu hành của những phương tiện quân sự còn sót lại trên đường Khreshachik và pháo hoa, Donesk đã cho câu trả lời. Hơn nữa câu trả lời đã làm thế giới xáo động. Ai đó thì tức giận còn ai đó thì tán thưởng. Đấy là cuộc diễu hành của những tù binh Ukraine theo tuyến phố trung tâm Donesk giữa những vệ binh với lưỡi lê và dân chúng sở tại. Người dân Donesk đón chào những kẻ “trừng phạt” với những tiếng thét “fascist”, và ngay sau chúng là đoàn xe bồn rửa ngay những dấu vết chân trên phố. Nói chung là theo truyền thống Hồng Quân Liên Xô, đã chiến thắng facism 70 năm trước, đã tiến hành cuộc diễu hành tù binh tương tự ở Moscow năm 1944. Nhưng những người Ukraine đã không hiểu thông điệp như vậy.
Sự kiện ở Donesk 24/8 đã gây nên cơn bão tức giận và hung hăng trên các mạng của Ukraine. “Donesk – mày thật ghê tởm”, “Tao căm thù chúng mày, những con vật phản bội Donesk”, “hãy ném bom Donesk đến tiêu diệt hoàn toàn”, “Sau việc này có thể mạnh dạn xóa Donesk khỏi mặt đất, giống người ở đấy đã không còn”, - những bình luận như vậy tràn ngập khắp các trang mạng của Ukraine. Cùng chung với chúng là các kênh truyền hình và các nhà lãnh đạo quốc gia cũng lên án sự kiện này. Nói gọn lại dư luận Ukraine đã xếp bằng cư dân Donbass với bọn fascist. Và bây giờ theo những lời của họ thì không có sự thương sót nào cả: ném bom mà không có một chút cắn rứt lương tâm. Tuy nhiên người Ukraine đã quên những gì mà họ đã làm nửa năm trước.
Chúng ta cùng nhớ lại khi Maidan đã bắt những người lính Berkut quỳ gối. Ngày 24/2 tại Euromaidan của thành phố Lvov khoảng 100 người lính Berkut Lvov đã được dẫn ra. Họ bị dẫn lên khán đài, bị ném những thứ linh tinh với những tiếng thét “Ganba” (Xấu hổ). Sau đó Berkut bị buộc phải quỳ gối và phải xin lỗi. Mặc dù vì lý do gì phải xin lỗi thì không thể hiểu được vì những người lính Berkut đã bảo vệ đất nước với một chính quyền hợp pháp, với Crimea, với Donbass và với một nền kinh tế đang vận hành. Và hiện tại ta đã hiểu những kẻ buộc những người bảo vệ quốc gia quỳ gối chính là những kẻ có tội nhất trong việc làm tan rã đất nước.
Các thành viên Berkut bị lực lượng Maidan bắt quỳ gối xin lỗi người dân.
Các thành viên Berkut bị lực lượng Maidan bắt quỳ gối xin lỗi người dân.
Chúng ta cũng cùng nhớ lại Maidan đã bắt quỳ gối Tỉnh trưởng Volini như thế nào. Ngày 19/2 ở quảng trường thành phố Lusk, nhưng thành viên của Euromaidan đã đưa ra sân khấu Tỉnh trưởng Boskalenko. Chúng bắt ông ta quỳ gối, khóa tay vào cột và dội nước lạnh vào người (giữa mùa đông). Sau đó những kẻ người Ukraine thân châu Âu đã dọa sẽ kéo cả nhà ông ra nữa.
Chúng ta cũng không thể bỏ qua trường hợp ở Uzgorod ngày 23/2. Khi đó những thành viên của Right Sector đã bắt giữ trưởng hải quan Chopskyi Kharchenko. Sau đó chúng quấn ông ta vào cột “khinh bỉ” và buộc phải viết đơn từ chức.
Đáng tiếc là không thể liệt kê hết những “chiến công” như thế này của Euromaidan trong khuôn khổ bài viết. Chúng ta có thể mạnh dạn khép những việc như vậy vào việc phạm tội chống lại những quyền con người và quyền tự do, chưa nói đến sự vô tội (có thể) của những nạn nhân. Tuy nhiên không một vụ trong số hàng chục vụ tương tự được khởi tố hay điều tra. Hơn nữa không một ai trong dư luận thế giới không nhắc đên rất nhiều những vụ phạm tội trong thời gian đảo chính ở Kiev. Đấy là ta còn chưa nhắc đến vụ thảm sát ở Odessa 2/5 hay vụ bắn giết những cảnh sát ở Mariupol.
Và đây ở Donesk với cuộc diễu hành của tù binh. Sự ngang nhiên của dân quân Donesk đã được gán tên fascist. Điều này chỉ nói lên một điều: cú đánh này đã đánh trúng tâm – chính quyền từ Maidan đã chán nản, các tiểu đoàn trừng giới đã bị áo chế tinh thần, còn truyền thông thế giới đã chú ý đến cuộc diễu hành ở Donesk nhiều hơn ở Kiev.
Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng câu trả lời của Donbass quá cứng rắn. Tuy nhiên nếu nhìn từ một phía khác, người dân miền Đông phải nhìn nhận ngày lễ và pháo hoa ở Kiev như thế nào trong khi chiến tranh đang diễn ra. Một mặt Kiev ném bom họ, gom góp tiền cho những tiểu đoàn trừng giới, gọi đi lính hàng chục nghìn người và gửi họ đi bắn phá những ngôi nhà, nhà máy và cơ sở hạ tầng Donbass. Mặt khác ở Maidan nhảy múa, trưng ra những vũ khí mà sau đó được gửi thẳng đến miền Đông. Tổng thống Poroshenko đã đích thân tuyên bố như vậy: ”Cuộc diễu binh được tiếp tục bởi những chiếc xe quân sự và chiến đấu sẽ đi đến vùng chống khủng bố”

Nga: Chưa có lệnh ngừng bắn ở miền đông

(Kiến Thức) - Điện Kremlin cho biết Nga không phải là một bên tham chiến nên không thể đạt được lệnh ngừng bắn với Ukraine như thông báo do Kiev đưa ra.

Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đồng ý những bước đi nhằm tiến tới hòa bình ở miền đông Ukraine nhưng vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về lệnh ngừng bắn vì Nga không phải là 1 bên tham gia xung đột.
Vẫn chưa có lệnh ngừng bắn ở miền đông.
 Vẫn chưa có lệnh ngừng bắn ở miền đông.