Vì sao cổ phiếu STB của Sacombank bị 'nhấn chìm' trong phiên 14/7?

(Vietnamdaily) - Trong phiên có lúc STB bị kéo sàn xuống 27.900 đồng/cp nhưng sau cùng vẫn đóng cửa tại mức 29.000 đồng/cp. Vốn hóa "bốc hơi" 1.885 tỷ về mức 54.671 tỷ đồng.

Chốt phiên ngày 14/7, VN-Index bật tăng cuối phiên và đóng cửa tại mốc 1.168,4 điểm, ghi nhận tăng 2,98 điểm. Cổ phiếu kéo chỉ số tăng có FPT, HPG, VJC, HVN, MBB... Ngược lại, cổ phiếu kéo chỉ số giảm có STB, BID, PLX, LPB, GAS.
Giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 19.322 tỷ đồng, tăng 24,71% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch đạt mức 20.878 tỷ đồng.
Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này bán ròng trên sàn HOSE và mua ròng trên sàn HNX. Cụ thể, giá trị bán ròng của khối ngoại lên tới 300,67 tỷ đồng trên sàn HOSE, gồm STB (-269,01 tỷ), VNM (-107,14 tỷ), VPB (-42,88 tỷ)...
Phiên hôm nay ghi nhận gần 75 triệu cổ phiếu STB của Sacombank đã được sang tay, nhưng vẫn còn dư bán tới hơn 446 ngàn cổ phiếu. Trong phiên có lúc STB bị kéo sàn xuống 27.900 đồng/cp nhưng sau cùng vẫn đóng cửa tại mức 29.000 đồng/cp. Vốn hóa "bốc hơi" 1.885 tỷ về mức 54.671 tỷ đồng.
Sở dĩ cổ phiếu STB bị "nhấn chìm" trong phiên hôm nay 14/7 do trên thị trường xuất hiện tin đồn nhóm nhà đầu tư mới không còn nguồn lực đễ hỗ trợ Bamboo Airways tái cơ cấu, vì vậy hãng dự kiến nộp đơn xin phá sản. Trong khi đó, Sacombank được cho là cho Bamboo Airways vay nhiều nhất.
Tuy nhiên, đến chiều 14/7, Bamboo Airways đã lên tiếng khẳng định hãng vẫn đang hoạt động ổn định, đồng thời đã nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng nhiều phương án hoạt động để đảm bảo lựa chọn định hướng phát triển phù hợp và khả thi nhất. 
Vi sao co phieu STB cua Sacombank bi 'nhan chim' trong phien 14/7?
 
Về Sacombank, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) vừa có báo cáo phân tích STB công bố ngày 14/7 với khuyến nghị mua vào.
Theo PHS, khả năng cải thiện NIM mạnh mẽ của STB sau khi giải quyết hết lãi dự thu theo Đề án. Sau khi hoàn thành Đề án, PHS kỳ vọng sẽ có những chuyển biến tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank gồm: (1) Việc không còn xử lý lãi dự thu sẽ tạo đà bậc nhảy cho NIM của STB trong năm 2023; (2) Hoàn thành trích lập xong dự phòng cho VAMC trong năm 2023 sẽ gia tăng hiệu quả kinh doanh của STB trong tương lai; (3) Xử lý tài sản tồn đọng có thể mang lại cho STB những khoản thu nhập trong tương lai hoặc những khoản hoàn nhập dự phòng.
NIM điều chỉnh của STB vượt trội. Tỷ lệ CASA ở mức cao và tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn với lãi suất thấp góp phần tạo nên lợi thế NIM của STB. Dù vậy, việc phụ thuộc lớn vào tiền gửi tiết kiệm gia tăng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng.
PHS kỳ vọng tình hình kinh tế trong nước sẽ khả quan vào nửa cuối năm 2023. Do đó, PHS ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2023 của STB đạt 11,2%.
PHS ước tính NIM của STB năm 2023 đạt 3,55%, tăng 16 bps so với cuối năm 2022 nhờ không còn xử lý lãi dự thu góp phần cải thiện NIM nhiều hơn áp lực từ việc giảm lãi suất cho vay.
Ngân hàng Nhà Nước ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024. PHS ước tính tỷ lệ nợ xấu năm 2023 đạt 1,21%.
PHS ước tính chi phí trích lập dự phòng năm 2023 của STB đạt 8.594 tỷ đồng (-3,2% so cùng kỳ) do 6.876 tỷ đồng trích lập dự phòng của trái phiếu VAMC và gia tăng trích lập cho nợ tái cơ cấu để phòng ngừa rủi ro.

Chủ tịch Sacombank nói về xử lý cổ phiếu Trầm Bê, lợi nhuận không thua ACB và Techcombank

(Vietnamdaily) - Chủ tịch Dương Công Minh cho biết, ngân hàng phấn đấu năm 2023 giải quyết dứt điểm đấu giá cổ phiếu STB của nhóm ông Trầm Bê để hoàn thành tái cơ cấu và chia cổ tức cho cổ đông.

Sáng 25/4, tại ĐHĐCĐ thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB), nhiều cổ đông thắc mắc về việc đã nhiều năm liền không được nhận cổ tức từ ngân hàng trong khi nhà băng này vẫn làm ăn có lãi.

Chủ tịch Dương Công Minh cho biết, Sacombank đã cơ bản hoàn thành xử lý nợ xấu, chỉ còn cổ phiếu sở hữu của nhóm ông Trầm Bê. Sacombank đã trình NHNN cho phép bán đấu giá số cổ phiếu này. Phấn đấu quý 4/2023 sẽ đấu giá số cổ phiếu của nhóm ông Trầm Bê, giải quyết dứt điểm, từ đó hoàn thành tái cơ cấu và chia cổ tức cho cổ đông.

Nhóm Dragon tiếp tục chốt lời STB, kỳ vọng nào cho Sacombank?

(Vietnamdaily) - Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital vừa có thông báo bán ra cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB).

Theo đó, Norges Bank thuộc nhóm quỹ Dragon Capital vừa bán ra 236.500 cổ phiếu STB trong phiên ngày 5/7 trong tổng số hơn 20 triệu đơn vị đang sở hữu.

LPBank sắp phát hành hơn 800 triệu cổ phiếu trả cổ tức và chào bán

(Vietnamdaily) - LPB công bố ngày chốt danh sách cổ đông cho đợt chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu tỷ lệ 19% và ngày phát hành quyền tỷ lệ 28,916%.

23/8 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HoSE: LPB).

Theo đó, LPB sẽ phát hành hơn 328,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 19% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận 19 cổ phiếu mới). Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của LPB sẽ tăng thêm 3.285 tỷ đồng, lên mức hơn 20.576 tỷ đồng.

Đồng thời, LPB cũng phát hành thêm 500 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ thực hiện 100:28,916 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được mua 28,916 cổ phiếu mới), giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Vốn điều lệ dự kiến của LPB sau khi hoàn tất chào bán cho cổ đông hiện hữu sẽ tăng lên mức hơn 25,576 tỷ đồng.

LPBank sap phat hanh hon 800 trieu co phieu tra co tuc va chao ban
 

Theo kế hoạch năm 2023, LPB sẽ tăng vốn điều lệ thêm hơn 11.385 tỷ đồng, tương ứng phát hành thêm 1,14 tỷ cổ phiếu. Trong đó, 328,53 triệu cổ phiếu phát hành trả cổ tức tỷ lệ 19%; 500 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu; 300 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài; 10 triệu cổ phiếu hát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Thời gian thực hiện trong năm 2023-2024.

Sau khi hoàn thành các đợt phát hành này, vốn điều lệ của LPB dự kiến tăng từ hơn 17.291 tỷ đồng lên hơn 28.676 tỷ đồng.

LPBank cho biết tổng số tiền thu được từ các đợt tăng vốn sẽ được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng/sửa chữa/cải tạo/đầu tư mua sắm tài sản cố định, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư tài sản cố định (5.000 tỷ đồng), cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng (3.100 tỷ đồng). Trong đó, cho vay ngắn hạn 1.000 tỷ đồng và 2.100 tỷ đồng cho vay trung - dài hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp, tiêu dùng, thương mại, công nghiệp chế biến chế tạo…

Về kế hoạch kinh doanh, năm 2023, LPB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 5,4% so năm trước. Tổng tài sản dự kiến đạt 375.000 tỷ đồng, tăng 14,4%. Huy động thị trường 1 đạt 295.740 tỷ đồng, tăng 17,9%; Tín dụng thị trường 1 đạt 273.490 tỷ đồng, tăng 16%. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng thị trường 1 có thể được điều chỉnh phụ thuộc vào giới hạn tăng trưởng theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 13/7, cổ phiếu LPB dừng tại mức 16.000 đồng/cp, ghi nhận tăng nhẹ 7% trong vòng 1 tháng qua. Thanh khoản khá sôi động khi bình quân hơn 8,5 triệu cổ phiếu được sang tay mỗi phiên.