Vì sao chưa thu hồi đất dự án của Trung Nguyên Legend

(Vietnamdaily) - Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên vẫn chưa gửi kết quả lập bản đồ xác định ranh giới cụ thể dự án tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm nên chưa đủ cơ sở thu hồi đất.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa giao Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp cùng các đơn vị liên quan xem xét đề nghị của UBND huyện Bảo Lâm về việc thu hồi và giao đất dự án Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend (dự án Trung Nguyên Legend) của Công ty CP Cà phê Trung Nguyên.
Dự án Trung Nguyên Legend có diện tích 1,5 ha, vốn đầu tư 33 tỉ đồng tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương đầu tư bằng Quyết định số 2322 ngày 26/10/2017. Chủ đầu tư là Công ty CP Cà phê Trung Nguyên (Công ty Trung Nguyên).
Vi sao chua thu hoi dat du an cua Trung Nguyen Legend
Dự án Khu thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend chậm tiến độ nhiều năm.
Dự án này có diện tích 15.529 m2 với tổng vốn đầu tư 33 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm. Trong đó, vốn công ty 15 tỷ đồng và vốn huy động khác là 18 tỷ đồng. Mục đích của Công ty Trung Nguyên là xây dựng không gian thưởng lãm, trưng bày để kinh doanh sản phẩm cà phê và các hàng hóa khác, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Mới đây, thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường, đơn vị gửi 2 văn bản vào năm 2022 và 2023 đề nghị Công ty Trung Nguyên lập bản đồ xác định cụ thể ranh giới, diện tích đất dự án. Tuy nhiên, đến nay Công ty Trung Nguyên vẫn chưa gửi kết quả thực hiện vấn đề nêu trên. Do vậy, sau khi nhận được hồ sơ, Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh thu hồi đất theo quy định.
Được biết, vào năm 2022, trong số những dự án mà Thanh tra Bộ Kế hoạch Đầu tư có kết luận thanh tra, dự án Trung Nguyên Legend được xác định đã chậm tiến độ đến nay 3 năm.Theo Quyết định số 2322, tiến độ dự án từ quý 4/2017 đến quý 1/2018 phải hoàn thành thủ tục đầu tư; Đến quý 1/2019 xây dựng các hạng mục nhà bán hàng, nhà ở nhân viên, chòi, không gian cà phê ngoài trời, bể nước, hồ cảnh quan, bãi giữ xe. Quý 3/2019 sẽ hoàn thành xây dựng của dự án để đưa vào hoạt động.Tuy nhiên, Công ty Trung Nguyên chỉ mới hoàn thành các thủ tục pháp lý bao gồm ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án, kế hoạch bảo vệ môi trường. Dự án chưa đầu tư xây dựng, chậm tiến độ 3 năm là vi phạm quy định tại Luật Đất đai 2013. 

Lâm Đồng: Quy định mới về việc tách, hợp thửa đất

(Vietnamdaily) - UBND tỉnh Lâm Đồng, ban hành công văn về việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết hồ sơ tách thửa đất, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh.

Đây là văn bản thay thế văn bản tạm dừng việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết các thủ tục liên quan đến phân lô, tách thửa, xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn ban hành trước đó.

Theo đó, trường hợp mục đích sử dụng đất của thửa đất, khu đất (gồm nhiều thửa đất) có sự thống nhất, phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị mà không thuộc trường hợp kinh doanh bất động sản thì phải tiếp tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người dân theo Quyết định số 40.

Lâm Đồng: Kiên quyết thu hồi những dự án chậm tiến độ

(Vietnamdaily) -UBND tỉnh Lâm Đồng vừa công văn về việc phục các tồn tại, hạn chế liên quan đến tình trạng “quy hoạch treo” và “dự án treo” trên địa bàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cần khẩn trương hoàn thành nội dung đồ án quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng “dự án treo”. Tổng hợp, báo cáo và đề xuất UBND tỉnh hướng xử lý đảm bảo yêu cầu, quy định.

Rừng tự nhiên do Công ty Trường Lộc quản lý bị phá: Ai chịu trách nhiệm?

Văn bản do Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế Thân Minh Sâm ban hành cho rằng để xảy ra các vụ phá rừng tự nhiên trái pháp luật trên địa bàn huyện, trách nhiệm chính và trước tiên thuộc về chủ rừng là Công ty Trường Lộc.

Liên quan khu vực rừng tự nhiên trên địa bàn xã Canh Nậu (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) do Công ty Trường Lộc quản lý, liên tục bị tàn phá (Khoa học Đời sống số 22 ngày 1/6 đã phản ánh), làm việc với phóng viên, đại diện UBND huyện Yên Thế cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về Công ty Trường Lộc. Tuy nhiên, công ty này không đồng tình với kết luận nêu trên.

Rung tu nhien do Cong ty Truong Loc quan ly bi pha: Ai chiu trach nhiem?
 Nhiều diện tích rừng tự nhiên do Công ty Trường Lộc quản lý bị tàn phá.

UBND Huyện: Doanh nghiệp buông lỏng quản lý

Làm việc với PV, ông Trần Thế Tùng - Chánh Văn phòng UBND huyện Yên Thế - đã cung cấp 2 văn bản: Số 132/BC-UBND do ông Thân Minh Sâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế ký ngày 27/3, gửi UBND tỉnh Bắc Giang, về "Tình hình công tác quản lý bảo vệ, sử dụng diện tích đất rừng được UBND tỉnh giao cho Công ty Trường Lộc thuê trên địa bàn huyện Yên Thế"; số 182/BC-UBND ngày 18/4, về "Kết quả kiểm tra, xác minh, xử lý các vụ phá rừng trái pháp luật của Công ty Trường Lộc trên địa bàn xã Xuân Lương, Canh Nậu".

Rung tu nhien do Cong ty Truong Loc quan ly bi pha: Ai chiu trach nhiem?-Hinh-2
Văn bản số 132 của Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho rằng để xảy ra xâm lấn, chặt phá rừng tự nhiên là do năng lực của Công ty Trường Lộc yếu kém...?

Theo văn bản số 132/BC-UBND, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế báo cáo việc để xảy ra tình trạng xâm canh, phát rừng, lấn chiếm, tranh chấp dẫn đến mất an ninh trật tự và mất rừng tự nhiên là do sự quản lý của Công ty Trường Lộc còn hạn chế, lỏng lẻo; công ty còn yếu kém về năng lực tài chính, quản lý, sản xuất…; có biểu hiện buông lỏng quản lý đối với diện tích rừng được thuê.

Công ty chưa chủ động phối hợp chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để bảo vệ rừng và giải quyết tranh chấp, phát phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp, cháy rừng... trên diện tích được thuê. Sự phối hợp của Công ty Trường Lộc với các cơ quan, đơn vị của huyện, Hạt Kiểm lâm, UBND xã và thôn, bản trong việc ngăn chặn, phát hiện, xác minh, làm rõ, xử lý đối tượng phát, phá rừng hiệu quả chưa cao.