Vì sao các quốc gia thích nợ nần?

Nhìn vào đồng hồ đếm nợ của thế giới, nhiều người choáng váng với dãy số nhiều hơn 12 con số chỉ số nợ quốc dân của các cường quốc thế giới.

Các cường quốc thế giới đang nợ bao nhiêu tiền?
Nước Mỹ luôn là quốc gia dẫn đầu trong hầu hết các lĩnh vực, kể cả là nợ nần. Số liệu được Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) công bố hồi tháng Tư cho thấy, tổng số nợ trên tất cả mọi lĩnh vực của Mỹ hiện nay đang cao gấp 350% tổng GDP của chính họ.
Đối với nợ trái phiếu, nước Mỹ đang gánh trên vai 1 nghìn tỷ USD được vay mượn của các quốc gia khác trên thế giới. Số nợ này đã gấp đôi chỉ trong vòng 30 năm. Và Thời báo Tài chính (Financial Times) nhận định, nó thực sự nguy hiểm cho nước Mỹ.
Vi sao cac quoc gia thich no nan?
 
Không chỉ có nước Mỹ nợ nần. Bức tranh màu xám này đang bao phủ toàn cầu. Càng những nước mạnh, số nợ càng lớn. Châu Âu gặp nguy với tiền nợ, còn châu Á đang ngày càng trở nên ham hố nợ nần hơn. Tại các nước như Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha và Bỉ, nợ quốc gia luôn vượt qua con số 100% GDP quốc gia. Tháng 3/2017, tổng số nợ của Nhật Bản và châu Âu cộng lại là 10 nghìn tỷ USD.
Tại nền kinh tế đáng chú ý nhất thế giới hiện nay - Trung Quốc, tổng số nợ quốc gia được tính theo Đồng hồ chỉ số nợ thế giới ( nationaldebtclocks.org, số liệu do các chính phủ của các nền kinh tế cung cấp) đến ngày 15/6 là hơn 10 nghìn tỷ USD, tương đương 93% GDP quốc gia. Quốc gia láng giềng của họ là Nhật Bản có tổng số nợ lên tới 220% GDP của đất nước.
Câu hỏi đặt ra là vì sao các nước lại nợ nần nhiều đến như vậy? Liệu họ có đủ khả năng để trả nợ hay không? Sẽ ra sao nếu không thể trả nợ đúng hạn?
Vì sao thế giới thích đi vay?
Nợ là “không khí cần cho sự sống của thương mại hiện đại”. Những lời này được Daniel Webster, một thượng nghị sĩ Mỹ phát biểu vào năm 1834 khi thị trường trái phiếu của Mỹ vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Sau gần 2 thế kỷ, thế giới đang sắp tê liệt vì nợ nần. Các khoản vay của các hộ gia đình, các chính phủ, các doanh nghiệp và các công ty tài chính tăng từ 246% GDP năm 2000 lên 286% hiện nay. Và đặc biệt, càng nước mạnh, số nợ so với GDP càng tăng.
Trong một bài báo xuất bản vào tháng 5/2015, tạp chí Economist đã đưa ra 2 lý giải cho việc vì sao các nước lại "nghiện" đi vay đến vậy. Theo đó, lý do đầu tiên là hệ thống thuế tạo ra những đặc quyền cho những người vay nợ. Các khoản trả lãi vay thế chấp được khấu trừ thuế ở gần một nửa các nước giàu có và một vài quốc gia mới nổi, ví dụ như Ấn Độ. Và trên khắp thế giới, các công ty có thể khấu trừ chi phí lãi vay khỏi lợi nhuận chịu thuế. Điều này tạo động lực cho việc phát hành nợ thông qua trái phiếu. Công ty hay quốc gia đều muốn phát hành trái phiếu, thay vì phát hành cổ phiếu. Dù có tính linh hoạt cao hơn, chỉ có 1/4 tổng tài sản của thế giới nằm ở dạng cổ phiếu.
Từ lợi ích thứ nhất dẫn đến lý do thứ hai khiến các quốc gia thích đi vay, họ tin rằng sự an toàn của các khoản thanh toán cố định mà trái phiếu mang lại. Financial Times thậm chí còn so sánh trái phiếu với chiếc áo ngực của phụ nữ, bởi nó "che đi sự lồi lõm của tự nhiên". Khi số nợ thông qua trái phiếu ổn định, họ đem số tiền đó đi đầu tư vào các tài sản, đặc biệt là bất động sản với kỳ vọng sinh lời cao. Có thể nhìn thấy kịch bản chết vì bất động sản trong cuộc Đại suy thoái 2008 - cuộc khủng hoảng dây chuyền bắt đầu từ sự sụp đổ của 2 ngân hàng cho vay mua bất động sản lớn nhất nước Mỹ.
Bản chất của thuế và trái phiếu nói trên đã bị cả thế giới lầm tưởng và phóng đại do 3 xu hướng mạnh mẽ đang diễn ra.
Vi sao cac quoc gia thich no nan?-Hinh-2
 
Đầu tiên, các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc đã tích lũy những khoản dự trữ ngoại tệ lớn vốn phải được đầu tư ra nước ngoài. Họ ưa chuộng trái phiếu hơn mang tiền đi đầu tư bởi vì mua quá nhiều cổ phiếu ở các công ty nước ngoài có thể gây nên tranh cãi. Khoảng 75% sự gia tăng sở hữu của người nước ngoài đối với chứng khoán Mỹ trong giai đoạn 2004- 2008 là nằm ở dạng trái phiếu, chủ yếu là thế chấp và chứng khoán doanh nghiệp.
Thứ hai, sự bất bình đẳng làm gia tăng nợ nần. Người giàu quay vòng tiền dư bằng cách đưa nó vào hệ thống tài chính. Những người cần vốn thì thường nghèo. Và nợ là cách duy nhất để rót tiền cho họ – bạn không thể mua cổ phiếu của một hộ gia đình “dưới chuẩn”.
Chất xúc tác thứ ba là ngành tài chính. Động lực của nó là tạo ra các khoản nợ cho người khác nhằm sinh ra các khoản phí. Các khoản đảm bảo lớn đến mức không thể sụp đổ cũng tạo cho các ngân hàng một động lực để vay nợ trên bảng cân đối kế toán của mình.
Cả thế giới sẽ cùng vỡ nợ?
Trị trường vay nợ thế giới đang gia tăng. Mối đe dọa của một cuộc khủng hoảng nợ đang lan rộng không dừng lại chỉ ở mức giảm của lượng nợ tuyệt đối. Ít nhất có ba vấn đề đang làm cho tình hình ngày càng trở nên gay go.
Thứ nhất, món hàng “nợ” đang ngày càng trở nên đắt đỏ, biểu hiện thông qua việc 3 lần Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong năm nay, việc đồng USD đang mạnh lên và việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm của 24 quốc gia do lo ngại các nước này mất khả năng trả nợ.
Thứ hai, khả năng trả nợ kém dần đi do các quốc gia sản xuất đang ngày càng hao hụt lợi nhuận vì giá cả thấp. Đặc biệt, các nước làm ăn với Trung Quốc - công xưởng lớn nhất thế giới - luôn rơi vào trạng thái căng thẳng do lo ngại triển vọng kinh tế của quốc gia này đang ngày càng yếu ớt.
Cuối cùng, dự báo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất của IMF không mấy khả quan về khả năng thanh toán nợ trong bức tranh toàn cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện nay. Dự báo đã thực sự quan ngại liệu các khoản nợ tồn đọng sẽ được giải quyết hay vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Các biện pháp ngắn hạn không thể giúp thoát nợ bền vững. Chỉ có sự tăng trưởng của quốc gia mới có thể giúp nước đó thoát khỏi nợ nần mà không gặp rắc rối. Nếu kinh tế thế giới không tăng trưởng, chúng ta sẽ có một cuộc khủng hoảng nợ bùng nổ khắp toàn cầu.

Họa sĩ Syria biến các nhà lãnh đạo thế giới thành người tị nạn

(Kiến Thức) - Những gương mặt người tị nạn được trình bày trong dự án "Tổn thương" có Angela Merkel, Barack Obama, Vladimir Putin, Donald Trump, Kim Jong-un và nhiều chính trị gia thế giới.

Tiếng tăm của họa sĩ Abdullah al-Omari người Syria nổi như cồn trên mạng đề án ảnh "Tổn thương." Trong loạt tác phẩm nghệ thuật, ông miêu tả các nhà lãnh đạo thế giới trong vai những người tị nạn buộc phải rời bỏ nhà cửa. Abdullah muốn gây chú ý đến vấn đề di cư ngoài mong muốn vì bản thân ông đã phải chạy sang Bỉ sau khi cuộc chiến ở Syria bùng nổ.
Hoa si Syria bien cac nha lanh dao the gioi thanh nguoi ti nan
Cựu Tổng thống Obama đứng trong hàng người tị nạn xếp hàng nhận đồ cứu trợ. (Nguồn: Sputnik)  

10 ốc đảo có phong cảnh đẹp nhất thế giới

Các ốc đảo không chỉ là điểm dừng chân để giải khát trên sa mạc khô cằn mà còn là địa điểm du lịch hấp dẫn.

10 oc dao co phong canh dep nhat the gioi
1. Seba, Libya
Nằm gần thành phố Sabha ở phía nam Libya, ốc đảo Seba trở thành trung tâm của sa mạc lớn nhất thế giới Sahara. Những cây cọ xanh tốt đứng giữa biển cát vàng bất tận, khiến những người dừng chân tại đây tạm thời quên đi nhiệt độ nóng khủng khiếp trên sa mạc. 

Bật mí sự thật thú vị về cựu Tổng thống Barack Obama

(Kiến Thức) - Cựu Tổng thống Barack Obama có thể nói tiếng Indonesia và là vị tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng mạng xã hội Twitter,...

Bat mi su that thu vi ve cuu Tong thong Barack Obama
 Dù đi bất cứ đâu, cựu Tổng thống Barack Obama luôn mang theo bên mình một số "bùa hộ mệnh" may mắn, trong đó có chiếc vòng tay của người lính đồn trú ở Iraq hay bức tượng thần khỉ,... Ảnh: BA.
Bat mi su that thu vi ve cuu Tong thong Barack Obama-Hinh-2
Vị tổng thống thứ 44 của nước Mỹ không thích uống cà phê. Ông thường uống nước hoặc đi bộ để đầu óc tỉnh táo. Ảnh: BA.
Bat mi su that thu vi ve cuu Tong thong Barack Obama-Hinh-3
 Mặc dù bận rộn nhưng cựu Tổng thống Obama luôn dành thời gian để tập thể dục, chẳng hạn như chạy bộ hoặc chơi thể thao. Ảnh: BA.

Bat mi su that thu vi ve cuu Tong thong Barack Obama-Hinh-4
Trong thời gian làm tổng thống, mật danh của ông Barack Obama là Renegade. Trong khi đó, cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama được gọi là Renaissance, tiểu thư Malia là Radiance và tiểu thư Sasha là Rosebud. Ảnh: BA.

Bat mi su that thu vi ve cuu Tong thong Barack Obama-Hinh-5
Ông Obama từng đoạt hai giải thưởng Grammy vào năm 2006 và 2008. Ảnh: BA. 

Bat mi su that thu vi ve cuu Tong thong Barack Obama-Hinh-6
Cựu Tổng thống Obama yêu thích truyện tranh. Ảnh: BA.

Bat mi su that thu vi ve cuu Tong thong Barack Obama-Hinh-7
 Ông Obama rất thích chơi bóng rổ và là một cầu thủ tài năng trong đội bóng rổ hồi học trung học. Ảnh: BA.

Bat mi su that thu vi ve cuu Tong thong Barack Obama-Hinh-8
 Cựu Tổng thống Obama có thể nói tiếng Indonesia. Ảnh: BA.

Bat mi su that thu vi ve cuu Tong thong Barack Obama-Hinh-9
Ông Barack Obama là vị tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng mạng xã hội Twitter. Ảnh: BA.

Bat mi su that thu vi ve cuu Tong thong Barack Obama-Hinh-10
 Cựu Tổng thống Mỹ Obama không thích kem. Ảnh: BA.

Bat mi su that thu vi ve cuu Tong thong Barack Obama-Hinh-11
 Theo tiếng Swahili, từ “Barack” trong tên của vị cựu tổng thống Mỹ có nghĩa là “người được ban phước lành”. Ảnh: BA.

Bat mi su that thu vi ve cuu Tong thong Barack Obama-Hinh-12
 Cựu Tổng thống Obama đã đọc hết loạt truyện Harry Potter cùng cô con gái Malia. Ảnh: BA.

Bat mi su that thu vi ve cuu Tong thong Barack Obama-Hinh-13
 Hồi còn nhỏ sống ở Indonesia, Barack Obama từng nuôi một chú khỉ làm thú cưng và đặt tên nó là Tata. Ảnh: BA.