Vì sao An Trường An bị SHB siết nợ?

(Kiến Thức) - Do vướng mắc về vấn đề giải toả nên dự án khu du lịch Thuỷ Sơn Trang không thể tiếp tục, An Trường An chưa thể thu hồi tiền đầu tư để trả nợ cho SHB.

CTCP An Trường An (ATG) vừa có văn bản giải trình về tình hình hoạt động, tình hình tài chính và thông tin về việc thu giữ tài sản đảm bảo khoản vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).

Trước đó ngày 21/9, SHB ra thông báo thu giữ và xử lý 5 tài sản đảm bảo đối với An Trường An để thu hồi nợ vay, bao gồm trụ sở chính của công ty tại số 347 Trần Hưng Đạo, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Các tài sản đảm bảo này thuộc sở hữu của Chủ tịch HĐQT Trương Đình Xuân và Tổng giám đốc Trần Thị Mai Xuân.

Công ty cho biết nguyên nhân thanh toán chậm khoản nợ vay là khoản vay nay được sử dụng để đầu tư cho các dự án khu du lịch Thuỷ Sơn Trang (khu du lịch – vui chơi giải trí điểm du lịch số 04, tuyến du lịch Quy Nhơn – Sông Cầu).

Tuy nhiên do vướng mắc về vấn đề giải toả nên đến nay dự án không thể tiếp tục, ĐHĐCĐ thường niên 2019 đã thống nhất ngưng đầu tư và thu hồi các khoản tiền đầu tư vào dự án này và dùng để trả nợ cho SHB.

Vi sao An Truong An bi SHB siet no?
 

Về tình hình hoạt động, dịch COVID-19 khiến An Tường An chưa thu hồi được các khoản đầu tư vào các dự án có thời gian kéo dài và các khoản công nợ khó đòi nên nguồn tiền để chi trả các khoản vay đến hạn bị thiếu hụt.

Trong thời gian còn lại của năm 2020, Công ty vẫn đang đẩy mạnh việc thu hồi các khoản đầu tư và nợ khó đòi để giải quyết các khó khăn tài chính.

Theo báo cáo tài chính, tính đến ngày 30/6, công ty có 10,2 tỷ đồng nợ vay quá hạn chưa thanh toán, gấp 2,4 lần con số đầu năm. Trong đó, An Trường An vay SHB chi nhánh Hà Đông 9 tỷ đồng, lãi suất từ 9,7%-13,08%/năm. Ngoài ra, công ty cũng vay của ông Nguyễn Văn Trọng 1,2 tỷ đồng với hình thức đảm bảo là 1 triệu cổ phiếu ATG.

Trong bán niên 2020, An Trường An không phát sinh doanh thu nhưng lỗ sau thuế là 1,2 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 24 tỷ đồng.

Thiết bị điện Đông Anh làm ăn thế nào... EVN thoái vốn?

(Kiến Thức) - Năm 2019, Tổng Công ty thiết bị điện Đông Anh (EEMC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.347 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 118 tỷ. Năm 2020, doanh nghiệp này phấn đấu doanh thu thuần đạt 2.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 120 tỷ.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 28/9 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ bán đấu giá để thoái vốn 13,1 triệu cổ phần sở hữu tại Tổng Công ty thiết bị điện Đông Anh (EEMC).
Số cổ phần này tương ứng hơn 131,3 tỷ đồng theo mệnh giá, chiếm tỷ lệ 46,67% vốn điều lệ của Tổng Công ty với mức giá khởi điểm 153.100 đồng/cổ phần. Phương thức đấu giá trọn lô với giá khởi điểm lô cổ phần là 2.010 tỷ đồng.

Tàu lặn Vingroup mua sắp về Việt Nam: Giá dịch vụ thế nào?

(Kiến Thức) - Dù chưa công bố nhưng nhiều khả năng giá vé tham quan tàu lặn đại dương của Tập đoàn Vingroup sẽ không hề rẻ, rất có thể tương đương mức giá vé máy bay.

Mới đây, Tập đoàn Vingroup cho biết sẽ ra mắt thêm nhiều dịch vụ mới trong thời gian tới để kích cầu du lịch trong nước. Đặc biệt, cuối năm 2020, Vingroup sẽ cho ra mắt tàu lặn vô cực - lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.

Mỗi ngày bán hết 1.000 bánh trung thu trà sữa trân châu

Những chiếc bánh trung thu rau câu vị trà sữa, nhân trân châu đường đen có giá chỉ khoảng 20.000-30.000 đồng/chiếc đang được người dân Hà Nội lùng mua về ăn dịp này. Nhờ vậy, các đầu mối bán lên đến 1.000 chiếc bánh mỗi ngày.

Tết Trung Thu đã cận kề. Bên cạnh những chiếc bánh trung thu truyền thống, trên thị trường xuất hiện tràn ngập các loại bánh trung thu handmade, bánh xách tay hay bánh nội địa,... với nhiều mức giá khác nhau. Đơn cử, các loại bánh bình dân có giá dao động 20.000-60.000 đồng/chiếc, còn ở phân khúc cao cấp có giá từ 100.000-300.000 đồng/chiếc tùy loại.

Năm nay, trên thị trường cũng xuất hiện nhiều loại bánh trung thu có nhân khá mới như: bánh trung thu nhân tỏi đen; nhân xôi xéo; nhân rượu, tôm hùm; nhân mocha đường đen,...