Vì sao Ả-rập Xê-út chưa thể gây chiến với Qatar?

(Kiến Thức) - Nhà phân tích chính trị Bahrain, ông Said al-Shahhabi chia sẻ với Sputnik rằng xác suất xung đột quân sự giữa Ả-rập Xê-út và Qatar là vô cùng nhỏ.

Theo nhà phân tích chính trị Bahrain Said al-Shahhabi, có ba lý do khiến Ả-rập Xê-út chưa thể gây chiến với Qatar vào thời điểm hiện nay, bất chấp những lời dọa dẫm và các biện pháp bao vây cấm vận.
Vi sao A-rap Xe-ut chua the gay chien voi Qatar?
 Tiểu vương Sheikh Tamim bin Hamad Al Tani không mấy lo ngại khả năng Ả-rập Xê-út gây chiến với Qatar. Ảnh: ABNA
Thứ nhất, "Vương quốc Ả-rập Xê-út đã tham chiến ở Yemen hai năm nay, vì vậy mở thêm mặt trận khác là điều khó khăn."
Thứ hai, "Mỹ chưa có lập trường rõ ràng về cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh. Đúng là Tổng thống Donald Trump có thể thực hiện tuyên bố của mình , nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ giữ lập trường trung lập. Hơn nữa, ở Qatar có lực lượng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ. Ả-rập Xê-út sẽ không gây sự với một nước thành viên NATO bởi vì khả năng Mỹ lên tiếng bảo vệ đồng minh trong liên minh là rất cao”. Nhà phân tích chính trị Bahrain Said al-Shahhabi giải thích: "Nước Mỹ hiện nay đang đứng trước chia rẽ nội bộ, kể cả trong chính sách đối ngoại. Người Mỹ cho rằng, ông Trump thường phát biểu bất ngờ và thiếu cân nhắc, điều không phù hợp với các nguyên tắc ngoại giao. Ngoại trưởng Tillerson được cho là nhân vật mạnh mẽ hơn, người đang xây dựng chính sách đối ngoại của nước này. Nên cân nhắc cả các lợi ích cạnh tranh của Anh và Mỹ trong khu vực."
Thứ ba, "Ả-rập Xê-út cũng nhận thức dược rằng ưu thế chính trị và quân sự lúc này không đứng về phía họ".
Nhà phân tích chính trị Said al-Shahhabi nhận định: "Tôi nghĩ rằng sẽ không xảy ra một cuộc xung đột quân sự (giữa Ả-rập Xê-út và Qatar) trong tương lai gần. Ngoại lệ có thể xảy ra, nếu có sự thay đổi đột ngột bối cảnh trong khu vực, chẳng hạn như việc kết thúc cuộc chiến ở Yemen”.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn Qatar trong khủng hoảng Vùng Vịnh?

(Kiến Thức) - Ngay từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh, Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ ban lãnh đạo ở Doha, phát đi tín hiệu rõ rằng Qatar không đơn độc.

Đài phát thanh Deutsche Welle (DW) phỏng vấn học giả người Thổ Nhĩ Kỳ Serhat Erkmen về vai trò của Ankara trong khủng hoảng Vùng Vịnh hiện nay.
Học giả Serhat Erkmen đang làm việc tại Viện Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ 21, trong đó ông phụ trách bộ phận Nghiên cứu Trung Đông và Châu Phi. Ông cũng giảng dạy tại Đại học Ahi Evran ở Kirsehir.

Qatar bị cô lập: Hậu quả của “trò chơi hai mặt”?

(Kiến Thức) - Theo báo chí Pháp số ra ngày 6/6, đằng sau những lời cáo buộc là “trò chơi hai mặt” và cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa Ả-rập Xê-út và Qatar.

Ả-rập Xê-út và các nước đồng minh đã quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao, đóng cửa biên giới, không phận và hải phận với với Qatar. Các nước này cũng cấm công dân của họ đến Qatar và ngược lại. Chính sách cô lập Qatar có hiệu lực ngay tức thì.
Qatar bi co lap: Hau qua cua “tro choi hai mat”?
Đằng sau cái bắt tay xã giao tại Riyadh giữa Quốc vương Qatar Sheik Tanim Bin Hamad Al-Thani và Tổng thống Mỹ Donald là bất đồng sâu sắc về chính sách đối với Iran. Ảnh: LiveMint