Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn Qatar trong khủng hoảng Vùng Vịnh?

(Kiến Thức) - Ngay từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh, Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ ban lãnh đạo ở Doha, phát đi tín hiệu rõ rằng Qatar không đơn độc.

Đài phát thanh Deutsche Welle (DW) phỏng vấn học giả người Thổ Nhĩ Kỳ Serhat Erkmen về vai trò của Ankara trong khủng hoảng Vùng Vịnh hiện nay.
Học giả Serhat Erkmen đang làm việc tại Viện Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ 21, trong đó ông phụ trách bộ phận Nghiên cứu Trung Đông và Châu Phi. Ông cũng giảng dạy tại Đại học Ahi Evran ở Kirsehir.
Vi sao Tho Nhi Ky hau thuan Qatar trong khung hoang Vung Vinh?
 Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ở Qatar. Ảnh: Trade Arabia
+ DW: Đối với nhiều nhà quan sát Trung Đông, các nước như Ả-rập Xê-út, UAE và Ai Cập được coi là các cường quốc hiện tại, trong khi Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar (xét theo góc độ nào đó) bị coi là những nước theo chủ nghĩa xét lại. Vậy ông có nghĩ rằng sự liên kết gần đây giữa Ankara và Doha trong cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh phản ánh thực trạng của cuộc đấu tranh quyền lực trong khu vực?
- Serhat Erkmen: Đúng vậy. Cân bằng quyền lực là điều vẫn còn thiếu ở Trung Đông sau “Mùa xuân Arập”. Chúng ta đang chứng kiến nhiều cuộc nội chiến xảy ra trong khu vực. Và những cuộc nội chiến đó không diễn biến theo cách mà các cường quốc khu vực muốn thấy. Ả-rập Xê-út và Iran không nhận được những gì họ muốn và Syria đang ở trong một mớ hỗn độn. Nếu nhìn vào các cường quốc nổi bật trong khu vực, cả hai đều không thể tuyên bố chiến thắng (trong những cuộc nội chiến này).
Hơn nữa, do xung đột và tình trạng mất cân bằng quyền lực vẫn tồn tại, chi phí kinh tế và chính trị tăng lên đối với tất cả các nước trong khu vực. Một khi các khoản chi phí này lên đến đỉnh điểm ... các cường quốc khu vực có thể đi xa hơn bằng cách tuyên chiến với nhau hoặc tìm kiếm sự hòa giải ở các khu vực tranh chấp. Nhưng thực tế là không một cường quốc khu vực nào ở Trung Đông có khả năng vượt qua những vấn đề hiện tại trên thực địa. Đó là lý do tại sao họ đang nhận được sự giúp đỡ của các quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt như Mỹ, Nga và một số cường quốc Châu Âu.
Do đó, các thế lực bên ngoài và khu vực đều can dự vào cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Trung Đông và tôi nghĩ rằng chúng ta nên xem xét vấn đề Qatar qua góc độ đó. Vấn đề không chỉ giới hạn ở Qatar.
+Mối quan hệ Qatar-Thổ Nhĩ Kỳ diễn biến tích cực trong thập kỷ qua. Hai nước đã chia sẻ đầu tư và ký thỏa thuận đào tạo quân sự. Vậy ông có nghĩ rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ Qatar trong cuộc khủng hoảng hiện nay bắt nguồn từ mối quan hệ thân thiết đó hay chính phủ ở Ankara còn có một sự lựa chọn chính sách khác?
Mặc dù mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Qatar thân thiện là rõ ràng, nhưng UAE lại là nước đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thổ Nhĩ Kỳ nhiều nhất trong khu vực. Và Thổ Nhĩ Kỳ đang chống lại UAE, nước đứng về phía Ả-rập Xê-út trong cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh hiện nay.
Đúng là Qatar đã đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ rất nhiều và có tiềm năng đầu tư nhiều hơn, nhưng chỉ riêng quan hệ kinh tế không thể giải thích được sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Qatar.
Nếu nhìn vào chính sách Syria của Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar cũng như sự hợp tác của hai nước ở quốc gia bị chiến tranh tàn phá này, người ta nên nhớ lại lập trường của hai nước về tình hình Ai Cập sau cuộc đảo chính năm 2013. Quan hệ tương hỗ Thổ Nhĩ Kỳ-Qatar cần được đánh giá từ những tính toán chính trị khu vực chứ không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế.
Nếu Qatar bị đẩy ra khỏi các vấn đề khu vực, Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị cô lập. Và có lẽ đây chính là lý do vì sao Thổ Nhĩ Kỳ không muốn mất Qatar.
+ Ông nghĩ gì về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đối với nhận thức ở Thổ Nhĩ Kỳ về Vùng Vịnh?
Nhận thức ở Thổ Nhĩ Kỳ về vùng Vịnh theo truyền thống đã được định hình. Với những diễn biến gần đây, tôi nghĩ rằng cách tiếp cận đơn giản này sẽ không còn tồn tại lâu dài. Nếu nhìn vào các bài báo truyền thông xã hội hoặc chú ý đến bình luận của các nhà lãnh đạo (Thổ Nhĩ Kỳ) về cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh hiện nay, người ta thấy có sự nhấn mạnh hơn về các sắc thái, ưu tiên chính sách khác nhau giữa các nước trong khu vực.
+ Ông có nghĩ rằng bằng cách nhanh chóng triển khai quân đội đến Qatar theo hiệp ước đào tạo đã được ký kết năm 2014, Thổ Nhĩ Kỳ đang gửi một thông điệp thách thức đến Ả-rập Xê-út và UAE?
Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ gửi thông điệp đến Ả-rập Xê-út và UAE, mà còn phô trương sức mạnh đối với tất cả các nước có khả năng gây bất lợi cho Qatar. Hiệp ước quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar liên quan đến chương trình đào tạo, nhưng cách thực thi hiệp ước này trước cộng đồng quốc tế là một dấu hiệu rõ ràng về sự hỗ trợ Qatar của Ankara. Tôi nghĩ đây là một thông điệp rõ ràng. Sự hỗ trợ này hàm ý rằng "Nếu các người tìm cách gây áp lực đối với Qatar ngoài các phương tiện ngoại giao, hãy biết rằng nước này không cô độc”.

10 quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới

(Kiến Thức) - Wonders List liệt kê Mỹ, Nhật Bản hay Nga,...vào danh sách những quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi
 Mỹ đứng đầu trong danh sách những quốc gia bất khả xâm phạm trên thế giới. Được biết, ngân sách quốc phòng của Mỹ mỗi năm lên tới 596 tỷ USD. Ngoài ra, quốc gia này còn sở hữu đủ vũ khí hạt nhân có thể giết bất cứ ai trên thế giới. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-2
 Nhật Bản cũng là một trong những đất nước mà các quốc gia khác khó có thể xâm lược. Từ năm 2016, Nhật Bản đã chi khoảng 60 tỷ USD để tăng cường sức mạnh quân sự. Không quân Nhật Bản lớn thứ 5 thế giới và nước này có tới hơn 600 xe tăng. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-3
 Thụy Sĩ được bao quanh bởi các nước đồng minh Pháp, Italy, Áo và Đức. Do vậy, quốc gia nào có ý định xâm chiếm Thụy Sĩ sẽ phải chiến đấu với những nước đồng minh của Thụy Sĩ trước tiên. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-4
 Đất nước Canada giáp ranh với Mỹ - đồng minh của họ và cũng là một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Ngoài ra, với điều kiện thời tiết lạnh khắc nghiệt, Canada chắc chắn là một “mục tiêu khó nhằn” đối với những quốc gia nào có ý định xâm lược nước này. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-5
 Israel từng trải qua 8 cuộc chiến tranh kể từ năm 1948 nhưng không để thất bại trong một cuộc chiến nào. Theo Wonders List, Israel đã phát triển một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất thế giới mang tên “Iron Dome”. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-6
 Triều Tiên cũng sở hữu sức mạnh quân sự đáng gờm, với hơn 1 triệu binh sĩ luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, 4.200 xe tăng và 222 trực thăng tấn công. Nước này còn được cho là sở hữu vũ khí hạt nhân với tầm bắn có thể vươn tới nước Mỹ. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-7
 Nga là một trong những cường quốc trên thế giới và dĩ nhiên việc xâm lược quốc gia này gần như là điều không thể. Trong trường hợp cần thiết, Nga có thể huy động 3.500 máy bay quân sự cùng 350 tàu chiến. Ngoài ra, nước này cũng sở hữu khoảng 1.000 tên lửa hạt nhân. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-8
Australia nằm trong danh sách những quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới nhờ vị trí địa lý cũng như địa hình của nước này. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-9
 Bhutan không phải là quốc gia có quân đội hùng mạnh nhưng trong lịch sử, quốc gia Nam Á này chưa từng bị xâm lược. Ngày nay, Bhutan vẫn là một đất nước an toàn nhờ vị trí địa lý - nằm ở độ cao 300 mét so với mực nước biển – và được Ấn Độ cung cấp vũ khí cũng như huấn luyện quân sự. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-10
Đất nước Iran có biệt danh là “Pháo đài Iran” do địa hình ở nước này chủ yếu là đồi núi. Về sức mạnh quân sự, Iran có hơn 1 triệu binh sĩ, 1.658 xe tăng và có một mạng lưới căn cứ tên lửa dưới lòng đất. Nhiều quốc gia hoài nghi rằng Iran gần đây đã bắt đầu thử nghiệm tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Được biết, Iran chưa từng bị nước nào xâm lược kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: WL.

Qatar bị cô lập: Hậu quả của “trò chơi hai mặt”?

(Kiến Thức) - Theo báo chí Pháp số ra ngày 6/6, đằng sau những lời cáo buộc là “trò chơi hai mặt” và cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa Ả-rập Xê-út và Qatar.

Ả-rập Xê-út và các nước đồng minh đã quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao, đóng cửa biên giới, không phận và hải phận với với Qatar. Các nước này cũng cấm công dân của họ đến Qatar và ngược lại. Chính sách cô lập Qatar có hiệu lực ngay tức thì.
Qatar bi co lap: Hau qua cua “tro choi hai mat”?
Đằng sau cái bắt tay xã giao tại Riyadh giữa Quốc vương Qatar Sheik Tanim Bin Hamad Al-Thani và Tổng thống Mỹ Donald là bất đồng sâu sắc về chính sách đối với Iran. Ảnh: LiveMint