![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Là người có học, con cư xử chừng mực, lễ phép. Đó chính là ưu điểm của con mà ba mẹ đã nhận ra ngay khi con vừa đến chơi nhà. Mẹ rất quý điều đó nhưng vẫn muốn nhắc thêm với con rằng bây giờ mọi thứ đã thay đổi. Con đã chính thức trở thành người nhà, vì vậy có những thứ không nên quá xa lạ, giữ khoảng cách.
Mẹ đã từng làm dâu nên rất hiểu con dâu. Ở nhà mình không phải thức quá khuya, dậy quá sớm bởi chẳng có việc gì để làm; ba mẹ cũng chẳng muốn con cái phải hầu hạ nước rót, cơm bưng. Lên bàn ăn thì cứ dùng cho thật no để buổi tối, chồng con không phải len lén ra ngoài mua thêm đồ ăn cho vợ. Nói chuyện với ba mẹ thì con cứ thoải mái như với ba mẹ ruột của mình, không cần phải quá e ấp như vậy...
Ảnh minh họa.
Con dâu của mẹ!
Chuyện mẹ chồng, nàng dâu xưa nay luôn là đề tài để mọi người đàm tiếu. Thường thì chuyện xấu nhiều hơn chuyện hay. Mẹ không muốn điều đó xảy ra với mẹ con mình. Con mới về làm dâu, chúng ta hãy xây dựng mối quan hệ tốt đẹp ngay từ đầu. Mẹ đã sẵn sàng để làm chuyện đó. Còn con, mẹ nghĩ con cũng sẽ làm được. Nếu thật sự xem gia đình chồng là gia đình mình thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn rất nhiều, phải không con?
Nhiều ngày nay, căn nhà nhỏ của chị Phạm Thị Êm (Ân Thi, Hưng Yên) luôn rộn ràng tiếng cười nói bởi những người biết tin chị mang thai đến chia vui cùng chị.
19 tuổi chị lấy chồng, một chàng trai cao ráo, khỏe mạnh, hiền lành, nhà lại ở ngay làng trên. Anh chị sống hòa hợp, hạnh phúc, biết bảo ban nhau làm ăn, kính trên nhường dưới nên được gia đình, xóm làng quý mến. Thế nhưng 2 năm sau ngày cưới, anh chị vẫn chưa có “tin vui” khiến chị buồn tủi, lo lắng. Gia đình nội ngoại cũng giục giã nhiều lần.
Áp lực về chuyện con cái dần khiến chị mất ăn mất ngủ. Da chị tái sạm, mắt thâm quầng, người gầy đi trông thấy. Biết được nỗi khổ của vợ, chồng chị thường xuyên động viên. Thế nhưng, gặp ai người ta cũng hỏi: “Đã có gì chưa?”, “Sao lâu thế” khiến tim chị lại nhói buồn. Nhà chị cách trường mẫu giáo thôn có một bức tường, mỗi lần nghe bọn trẻ cười đùa lòng chị lại rực lên niềm khát khao cháy bỏng.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Sau bữa tiệc nhỏ kỉ niệm 5 năm ngày cưới, chị khuyên anh nên lấy vợ hai. Chị tưởng sau bao áp lực gia đình, xã hội nặng nề, anh sẽ gật đầu nhưng anh ôm chị vào lòng mà thủ thỉ: “Chỉ có em bỏ anh chứ anh không bao giờ bỏ em đâu!”.
Vào bữa tiệc nhỏ kỉ niệm 10 năm ngày cưới, anh chị quyết định nhận con nuôi. Ban đầu gia đình chồng chị không đồng ý nhưng khi thấy anh chị đón về một bé gái bụ bẫm, kháu khỉnh thì ai cũng thích. Từ khi có bé, áp lực con cái không còn, chị thấy cuộc đời mình như sang một trang mới. Bé được 4 tuổi, anh chị gửi bé đi lớp, thấy các bạn có em, bé cũng nằng nặc đòi mẹ sinh em. Một lần nữa anh chị quyết tâm chạy chữa.
Trở lại Bệnh viện Phụ sản Trung ương lần thứ hai, anh chị lại được các bác sĩ thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết nhưng kết luận vẫn là vô sinh không rõ nguyên nhân, rồi kích trứng đến 6 chu kì nhưng không thành công. Quá chán nản và tuyệt vọng, anh chị quyết định chờ cơ hội sẽ xin thêm con để con gái có chị có em. Năm 2012, anh chị bàn nhau để anh đi xuất khẩu lao động vài năm nhằm vực dậy kinh tế gia đình. Đó cũng là thời gian họ kỉ niệm tròn 15 năm ngày cưới.
Từ hôm anh đi xa, ở nhà bao việc nặng nhọc chị đều phải gánh vác. Mỗi ngày đi làm chị đều cảm thấy mệt mỏi hơn trước, tim đập mạnh hơn, chân tay rã rời, ăn chẳng ngon miệng. Ngỡ rằng mình bị bệnh nên chị đến bệnh viện khám. Sau khi làm các thủ tục cần thiết, bác sĩ thông báo chị đang mang thai ở tuần thứ 9. Tại chị như ù đi, nghi hoặc luôn cả lời bác sĩ. Chị vội vã về tiệm thuốc gần nhà mua liền lúc 5 que thử thai các loại về thử, que nào cũng hiện lên hai vạch đỏ chót. Tay chị run run bấm số của anh, ở đầu dây bên kia anh hét toáng lên vì sung sướng.
Trong làng ngoài xã đều mừng cho chị và thấy ở đó, có điều kì diệu mà tạo hóa dành tặng cho những con người hết mực yêu nhau.