Về Bắc Giang săn đặc sản cua da

(Kiến Thức) - Đầu tháng 10, bạn tôi, ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nhắn tin giục: “Về sông Thương săn cua da thôi. Đến mùa rồi”. 

Tôi vội sắp ba lô lên đường, chỉ sợ lỡ mùa cua da, bởi theo như lời bạn thì loài cua này xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 10 - 11 hằng năm và trước khi trở thành đặc sản nó đã từng bị người dân hắt hủi.
Cua da Đồng Việt
Thú thực, dù đã được nghe bạn giới thiệu qua về loài cua này, thế nhưng tôi cũng không khỏi háo hức, tò mò muốn được mục kích loài cua lạ từ cái tên đến thời điểm xuất hiện (thường từ lúc chớm heo may cho đến tháng giêng âm lịch, nhưng nhiều nhất vẫn trong hai tháng 10 và 11).
Theo anh Nguyễn Đức Hiệp, lái buôn cua da, có lúc giá cua da lên tới 450.000 đồng/kg nhưng cũng chẳng có mà thu mua.
 Theo anh Nguyễn Đức Hiệp, lái buôn cua da, có lúc giá cua da lên tới 450.000 đồng/kg nhưng cũng chẳng có mà thu mua.
Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng - anh Trần Xuân Hồi ngồi tiếp chuyện tôi. Hỏi anh về cua da, anh nhìn khách vẻ ái ngại: “Nhà báo muốn mua về Hà Nội làm quà à? Có đợi vài hôm nữa được không, chứ tôi phải dặn để người ta chuẩn bị”. Sở dĩ anh phải rào đón như thế bởi món ngon đâu có dễ tìm. Và với cua da, chỉ cần cất lưới lên đã có thương lái thu mua ngay rồi, chẳng đến lượt mang ra chợ.
Cũng theo anh Hồi, cua da có hai loại: một loại ở sông Cầu (đoạn qua xã Đồng Phúc, Thắng Cương – huyện Yên Dũng), một loại ở sông Thương (từ thành phố Bắc Giang đến xã Đồng Việt). “Chẳng biết do môi trường sống hay sao mà loài cua da ở sông Thương vẫn có tiếng hơn. Người ta nhận xét rằng, ăn cua da sông Thương mùi vị đậm đà. Mà đã nói đến cua da sông Thương thì không thể quên cua da Đồng Việt”, anh giới thiệu bằng chất giọng hào hứng.
Ẩn số tên gọi
Tên cua gọi thế nào cho chuẩn, đến bây giờ, người Đồng Việt cũng như người ở bên bờ sông Thương chẳng giải thích nổi. Thế nên, cái sự chau mày, đăm chiêu của vị Phó Chủ tịch xã Đồng Việt khi nghe tôi gặng hỏi cũng chẳng có gì là khó hiểu. Anh thừa nhận, dù loài cua này đã từng được ngư dân đánh bắt từ hàng chục năm trước thì cái tên của nó vẫn là một ẩn số. Có người bảo phải gọi là “cua ra” theo cách cua chỉ chịu... chui ra từ hốc đá khi trời trở lạnh. Có người lại gọi là “cua gia” cho cái tên nó... đặc biệt. Lại có người bảo gọi “cua da”. Nhưng giải thích ý nghĩa của những cái tên đó thế nào thì anh Hồi cũng chỉ biết... cười. “Gọi thế nào thì tùy, vì nhiều khi người ta vẫn nhầm lẫn “r” với “d” rồi “gi” đó thôi. Nhưng ở mạn sông Thương này, cái tên “cua da” được dùng phổ biến hơn cả”, anh xác nhận.
Bắt cua da cũng như chơi bạc, trời thương thì trúng.
Bắt cua da cũng như chơi bạc, trời thương thì trúng.
Cua da xuất hiện từ khi nào, giờ chẳng ai còn nhớ nổi. Trong ký ức của vợ chồng ông Trần Xuân Chỉnh, bà Trần Thị Tiến (năm nay đều 76 tuổi và cũng ngần ấy năm lênh đênh trên sông nước) thì ngay từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, sau một đêm thả lưới thu được 4 - 5kg cua da là chuyện thường tình. Nhưng ngày ấy, cua da có bắt lên cũng chẳng được chào đón. “Nó chỉ là thứ bỏ đi vì người ta nghĩ rằng có độc”, bà Chỉnh xác nhận.
Một thời gian dài, sản vật mà dòng sông Thương đã ưu ái cho mảnh đất này đã từng bị “hắt hủi” như thế. Nhắc đến câu chuyện cũ, vị Phó Chủ tịch xã Đồng Việt nở nụ cười ngượng ngùng, như thể anh vừa mắc lỗi lớn lắm.
Mãi đến khoảng đầu những năm 2000, người ta mới phát hiện ra rằng cua da hấp bia ngon tuyệt hảo. Thế là, từ một “thứ bỏ đi”, cua da bước lên bàn nhậu, vào trong nhà hàng dưới phố thị, trở thành món đặc sản. Và lẽ đương nhiên, từ chỗ “cho chẳng mấy người nhận”, giá cua da cũng “một bước lên trời” khi đầu mùa, giá mỗi cân cua thương lái mua trực tiếp từ thuyền cũng lên tới 200.000 – 300.000đ. “Vào nhà hàng thì giá đó được đẩy lên gấp đôi, gấp ba”, anh Nguyễn Đức Hiệp, một thương lái tiết lộ.
Xót tiền nên chẳng dám ăn
Theo những người làm nghề sông nước trên sông Thương thì cua da chỉ sống trong hốc đá dưới lòng sông. Điểm nhận dạng loài cua này là ở càng có lông mọc rậm rạp. Cua càng ở sâu bao nhiêu thì càng đen, càng ngon bấy nhiêu. Loại to chừng 10 con/kg, loại trung bình cũng chừng 15 – 18 con/kg. “Càng rét, càng dễ bắt được cua nhưng thường, cua xuất hiện nhiều vào hai tháng 10 và 11”, anh Nguyễn Văn Hóa, một ngư dân ở xã Đồng Việt cho hay.
Việc bắt cua da, theo ngư dân “chẳng khác nào canh bạc”. “Trước đây, khi cua da chưa thành đặc sản, lúc cất lưới lên có khi bắt được tới 7 – 8kg. Ngày ấy, cua dính lưới chỉ là vô tình, ngư dân cũng chẳng trông chờ gì. Nhưng từ ngày cua có giá, được thương lái lùng mua, việc thả lưới bắt cua da có chủ đích thì cua cũng ít hẳn”, anh Hóa nói.
Anh Cao đang kiểm tra lại lưới bát quái để thả bắt cua da.
  Anh Cao đang kiểm tra lại lưới bát quái để thả bắt cua da.
Để đánh bắt cua da, người ta sẽ thả rọ tre hoặc lưới bát quái (một loại lưới hình chữ nhật, dài chừng hơn 20m, rộng chừng 30 phân, có các khung sắt đặt cách nhau chừng 40 phân để cố định lưới thành một ống dài khi thả xuống nước) tại những khu vực nước lồng, chảy cộn lại vì đó là nơi có hốc đá. Đồng thời, người ta cũng thả cá nhỏ vào trong lưới hoặc rọ tre để làm mồi dụ cua da. “Nếu hỏi đến bí quyết thì gần như chẳng có gì ngoài đồ nghề là lưới hoặc rọ, cùng với mồi cá. Những người đi săn cua da cũng đều là dân sông nước nên rất rành về con nước, biết chỗ nào có đá ngầm, chỗ nào không. Thế nên, suy cho cùng thì hơn nhau chỉ là do may mắn mà thôi, không tính toán được đâu. Bắt cua da cũng như chơi bạc, “trời thương thì trúng” nên chẳng có ai đủ tài để trở thành thợ đánh bắt cua da chuyên nghiệp”, anh bảo.
Anh Phạm Văn Cao, người có hơn hai chục năm lăn lộn cùng sóng nước sông Thương cho biết thêm: “Chúng tôi thả lưới chỉ nhằm đánh bắt tôm cá, nếu có cua vào thì hôm đó là ngày may mắn. Cua vừa gỡ khỏi lưới đã có lái buôn đến tận thuyền thu mua rồi chuyển lên các nhà hàng trên phố. Cũng có khi phải mất vài ba ngày mới tích cóp được một kg cua. Giá cao nên chẳng mấy khi cua da có mặt ở chợ quê đâu, cũng chẳng mấy khi đến lượt dân chúng tôi được ăn vì mỗi bữa cũng tới vài ba trăm nghìn. Xót tiền lắm nên chẳng dám ăn!”.
Đoạn, anh Cao xin phép ngưng cuộc trò chuyện để kiểm tra lại đống lưới bát quái tối nay sẽ thả bắt cua da. Đài vừa báo, đêm nay không khí lạnh sẽ về...
Anh Nguyễn Đức Hiệp – lái buôn cua da cho biết, anh làm nghề này đã được 5 năm nay. Để thu mua cua da, anh thường phải dậy từ 3h sáng, đi dọc sông Thương từ xã Đồng Việt lên Phả Lại (Chí Linh, Hải Dương). Cua da được đổ cho các nhà hàng trong TP Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội.
“Cua da rất được dân nhậu ưa chuộng. Có thời điểm, giá cua lên tới 450.000 đồng/kg, thế nhưng cũng chẳng có cua mà thu mua. Nếu khách cần mua cua da, dù chỉ là 1kg cũng phải đặt trước ít nhất một ngày vì tôi chỉ đổ cho các mối quen, phải thu xếp mới bán lẻ được”, anh Hiệp cho biết.

Tò mò với những “đặc sản” nức tiếng đất Đồ Sơn

Giò nghé là món đặc sản nổi tiếng của Đồ Sơn, được chế biến đặc biệt từ thịt nghé tươi ngon cùng với các gia vị đi kèm không thể thiếu. Khác với những món đặc sản khác, món ăn này chỉ có trong Tết.
 Giò nghé là món đặc sản nổi tiếng của Đồ Sơn, được chế biến đặc biệt từ thịt nghé tươi ngon cùng với các gia vị đi kèm không thể thiếu. Khác với những món đặc sản khác, món ăn này chỉ có trong Tết.  

Khác với các loại giò bình thường, bên trong giò nghé là những thớ thịt xen kẽ nhau cùng với gia vị hạt tiêu, mỡ và đặc biệt là lớp nước từ thịt đã đông lại và bao quanh cả cây giò tạo nên hình ảnh rất đẹp mắt. Món giò này giòn mà không dai cùng với vị ngọt đậm đà từ thịt và nước đông.
 Khác với các loại giò bình thường, bên trong giò nghé là những thớ thịt xen kẽ nhau cùng với gia vị hạt tiêu, mỡ  và đặc biệt là lớp nước từ thịt đã đông lại và bao quanh cả cây giò tạo nên hình ảnh rất đẹp mắt. Món giò này giòn mà không dai cùng với vị ngọt đậm đà từ thịt và nước đông.

Tưởng như bình thường, nhưng ở Đồ Sơn, rau muống là một trong những loại rau đặc sản được người dân và du khách tìm đến thưởng thức nhiều nhất. Do đất trồng ở đây chua mặn quanh năm, nên cây rau muống Đồ Sơn còi cọc và không cao. Bù lại, nó có vị ngọt, chát và đặc biệt rất giòn, rất hấp dẫn.
 Tưởng như bình thường, nhưng ở Đồ Sơn, rau muống là một trong những loại rau đặc sản được người dân và du khách tìm đến thưởng thức nhiều nhất. Do đất trồng ở đây chua mặn quanh năm, nên cây rau muống Đồ Sơn còi cọc và không cao. Bù lại, nó có vị ngọt, chát và đặc biệt rất giòn, rất hấp dẫn.

Do ở Đồ Sơn chỉ có hai nơi có thể trồng được rau muống giòn là khu Cầu Tre và ruộng chua mặn Đầm Nghè nên loại rau này cũng không có nhiều để bán. Thực khách có thể mua được rau muống Đồ Sơn tại chợ Cầu Vồng hoặc thưởng thức tại một số nhà hàng khu vực nghỉ mát Đồ Sơn. Rau muống Đồ Sơn ngon nhất là om với ghẹ và xào thịt trâu chọi.
 Do ở Đồ Sơn chỉ có hai nơi có thể trồng được rau muống giòn là khu Cầu Tre và ruộng chua mặn Đầm Nghè nên loại rau này cũng không có nhiều để bán. Thực khách có thể mua được rau muống Đồ Sơn tại chợ Cầu Vồng hoặc thưởng thức tại một số nhà hàng khu vực nghỉ mát Đồ Sơn. Rau muống Đồ Sơn ngon nhất là om với ghẹ và xào thịt trâu chọi.

Thịt trâu chọi Đồ Sơn là một trong những món ăn khó kiếm vì một năm du khách chỉ có 3 lần được thưởng thức món ăn này. Đó là sau các giải chọi trâu, tất cả các ông trâu – bất kể thắng thua – đều được đem đi tế thần và xẻ thịt. Do được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đặc biệt, trâu chọi cho một loại thịt rất tuyệt vời.
 Thịt trâu chọi Đồ Sơn là một trong những món ăn khó kiếm vì một năm du khách chỉ có 3 lần được thưởng thức món ăn này. Đó là sau các giải chọi trâu, tất cả các ông trâu – bất kể thắng thua – đều được đem đi tế thần và xẻ thịt. Do được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đặc biệt, trâu chọi cho một loại thịt rất tuyệt vời.

Thịt trâu chọi có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau như thịt trâu luộc chấm tương gừng, thịt trâu xào khế hay thịt trâu xào rau muống Đồ Sơn.
 Thịt trâu chọi có thể chế biến thành rất nhiều món khác nhau như thịt trâu luộc chấm tương gừng, thịt trâu xào khế hay thịt trâu xào rau muống Đồ Sơn.

Nộm sứa là món ăn ưa thích của người dân Đồ Sơn và cũng là một đặc sản của vùng đất này. Món ăn này có từ tháng 5, khi kết thúc mùa khai thác sứa. Quá trình chế biến nộm sứa rất kỳ công, gồm nhiều giai đoạn khác nhau như phân loại, sơ chế để loại bỏ độc tố, nhớt, bảo quản, tẩm ướp…
 Nộm sứa là món ăn ưa thích của người dân Đồ Sơn và cũng là một đặc sản của vùng đất này. Món ăn này có từ tháng 5, khi kết thúc mùa khai thác sứa. Quá trình chế biến nộm sứa rất kỳ công, gồm nhiều giai đoạn khác nhau như phân loại, sơ chế để loại bỏ độc tố, nhớt, bảo quản, tẩm ướp…

Sứa đã được chế biến có hình giống như râu mực, được thía mỏng, màu trắng trong suốt như thủy tinh, ăn giòn và có vị ngọt của hải sản. Sứa chỉ được trộn ngay lúc khách ăn với đủ loại gia vị là rau thơm và giò luộc thái chỉ. Người ăn nộm sứa gắp ra bát, dùng thìa múc nước chấm rưới lên nộm trong bát để ăn. Nộm sứa ngon hay không phụ thuộc nhiếu vào nước chấm, cũng có nhiều loại khác nhau.
 Sứa đã được chế biến có hình giống như râu mực, được thía mỏng, màu trắng trong suốt như thủy tinh, ăn giòn và có vị ngọt của hải sản. Sứa chỉ được trộn ngay lúc khách ăn với đủ loại gia vị là rau thơm và giò luộc thái chỉ. Người ăn nộm sứa gắp ra bát, dùng thìa múc nước chấm rưới lên nộm trong bát để ăn. Nộm sứa ngon hay không phụ thuộc nhiếu vào nước chấm, cũng có nhiều loại khác nhau.

Gỏi sam cũng được coi là một món đặc sản mà du khách ghé thăm Đồ Sơn không nên bỏ qua. Nguyên liệu chính của món ăn này là một con sam cái có trứng. Đây là một loài động vật giáp xác có hình thù kỳ dị và cổ xưa, xuất hiện trên trái đất từ trước thời đại của các loài khủng long.
 Gỏi sam cũng được coi là một món đặc sản mà du khách ghé thăm Đồ Sơn không nên bỏ qua. Nguyên liệu chính của món ăn này là một con sam cái có trứng. Đây là một loài động vật giáp xác có hình thù kỳ dị và cổ xưa, xuất hiện trên trái đất từ trước thời đại của các loài khủng long.

Sam sẽ được nướng chín, tách vỏ lấy trứng, cạo rửa thịt luộc chín, xắt mỏng. Trứng và thịt sam sẽ được trộn chung với tép bưởi, nước mắm, ớt, giấm, đường đậu phộng rang giã giập, rau răm. Khi dọn ra dĩa, món ăn được rắc rau răm và đậu phộng lên, ăn kèm với bánh tráng ngọt nướng. Đây là món ăn mà dân nhậu cực mê. Ảnh: Internet.
 Sam sẽ được nướng chín, tách vỏ lấy trứng, cạo rửa thịt luộc chín, xắt mỏng. Trứng và thịt sam sẽ được trộn chung với tép bưởi, nước mắm, ớt, giấm, đường đậu phộng rang giã giập, rau răm. Khi dọn ra dĩa, món ăn được rắc rau răm và đậu phộng lên, ăn kèm với bánh tráng ngọt nướng. Đây là món ăn mà dân nhậu cực mê. Ảnh: Internet.

“Ký túc xá” đơn sơ của học sinh vùng biên cương Mường Lát

(Kiến Thức) - Trên lưng chừng ngọn đồi ở Trung Lý, Mường Lát, khu "ký túc xá" xiêu vẹo của các em học sinh nghèo đang chơ vơ đón gió lạnh vùng biên.

Trung Lý, Mường Lát thuộc vùng biên cương phía Tây Thanh Hóa, giáp với nước bạn Lào. Nơi đây còn quá nhiều khó khăn, vất vả.
Trung Lý, Mường Lát thuộc vùng biên cương phía Tây Thanh Hóa, giáp với nước bạn Lào. Nơi đây còn quá nhiều khó khăn, vất vả. 

Nhiều học sinh nhà xa cách trường đến gần 50km.

Nhiều học sinh nhà xa cách trường đến gần 50km.


Vì điều kiện xa nhà nên nhiều em học sinh ở lại gần trường tại khu "ký túc xá".
 Vì điều kiện xa nhà nên nhiều em học sinh ở lại gần trường tại khu "ký túc xá".
Gọi vui là "ký túc xá" nhưng thực tế đó là chòi tạm bằng liếp nứa do phụ huynh và các thầy cô giáo dựng làm nơi trú ngụ của các em nhỏ Trung Lý học xa nhà.
Gọi vui là "ký túc xá" nhưng thực tế đó là chòi tạm bằng liếp nứa do phụ huynh và các thầy cô giáo dựng làm nơi trú ngụ của các em nhỏ Trung Lý học xa nhà. 
Đối với các em học sinh, ngày ngày đến trường là niềm vui, để tránh xa ma túy, tìm đến con chữ mong sao thay đổi được tương lai mình.
 Đối với các em học sinh, ngày ngày đến trường là niềm vui, để tránh xa ma túy, tìm đến con chữ mong sao thay đổi được tương lai mình.

Bữa ăn hàng ngày có cơm trắng, rau rừng và thỉnh thoảng có cá khô. Thịt đối với các em dường như là món ăn quá xa xỉ.
Bữa ăn hàng ngày có cơm trắng, rau rừng và thỉnh thoảng có cá khô. 
Thịt đối với các em dường như là món ăn quá xa xỉ.
 

Mỗi dịp cuối tuần, các em theo xe về nhà lấy gạo mang lên "ký túc xá" tạm bợ này để nấu ăn.
Mỗi dịp cuối tuần, các em theo xe về nhà lấy gạo mang lên "ký túc xá" tạm bợ này để nấu ăn. 
Sống xa nhà, các em tự chăm sóc mình, mỗi chòi có khoảng từ 4 đến 6 học sinh cùng góp gạo và cùng nấu ăn
 Sống xa nhà, các em tự chăm sóc mình, mỗi chòi có khoảng từ 4 đến 6 học sinh cùng góp gạo và cùng nấu ăn

Khu bếp của các em nhỏ
 Khu bếp của các em nhỏ

"Ký túc xá" trống huơ trống hoác trong những ngày mùa đông lạnh giá
 "Ký túc xá" trống huơ trống hoác trong những ngày mùa đông lạnh giá

Những lều tạm dựng ngay dưới chân khu đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ xã Trung Lý, cạnh trường THCS Trung Lý
Những lều tạm dựng ngay dưới chân khu đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ xã Trung Lý, cạnh trường THCS Trung Lý

Chăn cũ, đắp chung chống chọi giá rét
Chăn cũ, đắp chung chống chọi giá rét

Các em hái rau dại để ăn cùng cơm hàng ngày
Các em hái rau dại để ăn cùng cơm hàng ngày 

Khoảng 20 căn lều tạm được dựng tại khu "ký túc xá" của các em học sinh THCS Dân tộc bán trú Trung Lý
Khoảng 20 căn lều tạm được dựng tại khu "ký túc xá" của các em học sinh THCS Dân tộc bán trú Trung Lý 

Hơn 10 căn lều tạm của các em học sinh Tiểu học Trung Lý I đều giống nhau.
 Hơn 10 căn lều tạm của các em học sinh Tiểu học Trung Lý I đều giống nhau.

Hằng ngày, các em muốn dùng nước sạch thì phải mang xô, chậu đi xách nước từ bể nước của các thầy cô giáo gần đó.
Hằng ngày, các em muốn dùng nước sạch thì phải mang xô, chậu đi xách nước từ bể nước của các thầy cô giáo gần đó. 

Mặc dù đơn sơ, xiêu vẹo nhưng "ký túc xá" cũng được thầy cô giáo và chính quyền địa phương cung cấp điện và có nội quy nghiêm ngặt.
Mặc dù đơn sơ, xiêu vẹo nhưng "ký túc xá" cũng được thầy cô giáo và chính quyền địa phương cung cấp điện và có nội quy nghiêm ngặt. 

Góc học tập, góc sinh hoạt, chỗ ngủ, nấu ăn... đều trong một lều tạm.
 Góc học tập, góc sinh hoạt, chỗ ngủ, nấu ăn... đều trong một lều tạm.