Vật dụng nhà nào cũng dùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc

Mặc dù đũa luôn được rửa sạch sau mỗi lần sử dụng nhưng nó vẫn tiềm ẩn những yếu tố gây hại.

Đũa là vật dụng dễ biến đổi theo thời gian. Vì vậy dù bạn dùng bất kể loại đũa gì thì khi chúng có dấu hiệu biến đổi bạn cũng cần thay mới kịp thời. Nếu không đũa sẽ sản sinh vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Đũa gỗ

Loại đũa này phổ biến nhất vì giá rẻ và dễ sử dụng hơn so với đũa kim loại. Thế nhưng đũa gỗ dễ sản sinh nấm mốc trong thời tiết ẩm ướt. Một khi đũa gỗ bị mốc, chúng sẽ sản sinh chất độc aflatoxin.

Đây là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus. Bản thân đũa gỗ không chứa Aspergillus. Nhưng trong quá sinh sử dụng, đũa không được vệ sinh sạch sẽ và còn sót lại thực phẩm cộng với điều kiện ẩm thấp trong nhà bếp khiến đũa bị mốc và sinh ra chất độc. Cho dù nhiệt độ cao cũng không thể loại bỏ chất aflatoxin này.

Bên cạnh đó, đũa gỗ sử dụng lâu ngày sẽ có những đường nứt. Vi khuẩn, bụi bẩn có thể tích tụ ở đó và rất khó để làm sạch.

Một khi đũa bị mốc thì bạn tuyệt đối không được sử dụng tiếp. Theo khuyến cáo của chuyên gia, mọi người nên rửa đũa thật sạch; thường xuyên lấy đũa ra phơi nắng, khử trùng tủ đựng bát đũa; nên thay đũa gỗ 6 tháng/lần.

Vat dung nha nao cung dung, tiem an nguy co gay ngo doc

Đũa nhựa

Đũa nhựa nhẵn, tiện vệ sinh, rửa xong lau khô thì bụi bẩn không dễ xâm nhập vào trong. Tuy nhiên, đũa nhựa rất dễ bị nóng chảy mà các món ăn của chúng ta đều ở trạng thái nóng. Nhiệt độ cao của thức ăn có thể làm các chất trong đũa nhựa trôi ra đồ ăn và gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Theo thạc sĩ Đào Thanh Khê, giảng viên khoa Công nghệ hoá học ĐH Công nghệ và thực phẩm TP HCM dùng đũa nhựa để chiên xào trong môi trường nóng sẽ khiến đũa bị biến dạng và sinh ra các chất bột nhựa có hại cho sức khoẻ. Nhựa melamine khi nuốt hoặc hít vào phổi hoặc bị hấp thụ qua da lâu ngày có thể gây ung thư hoặc vô sinh.

Một số loại đũa nhựa có màu sẽ bị phai màu sau một thời gian dài sử dụng, lúc này cần thay thế kịp thời.

Đũa kim loại

Đũa kim loại không dễ gãy, độ mài mòn thấp, độ bền cao, phù hợp với tâm lý tiết kiệm của nhiều người. Đũa kim loại cũng không bị mốc như đũa gỗ nên nhiều người cho rằng loại đũa này an toàn cho người dùng.

Tuy nhiên, đũa kim loại thường được phủ một lớp sơn mài để nhìn bóng mịn và cao cấp, đồng thời có tác dụng chống gỉ sét, ngăn chặn sự xâm nhập liên tục của các nguyên tử oxy, chống oxy hóa.

Nếu inox tiếp xúc với axit, kiềm và muối trong một thời gian dài, màng oxit bề mặt có thể bị phá hủy. Vì vậy đũa thép không gỉ, bao gồm các loại đồ dùng bằng thép không gỉ, nên tránh tiếp xúc lâu dài với axit, kiềm, dung dịch muối, hoặc các kim loại nặng như niken và crom, vì chúng có thể đi vào cơ thể, gây ra mối nguy hiểm cho sức khỏe.

Đũa kim loại có chứa kim loại nặng, đồng thời chất liệu phủ ngoài cũng chứa một số độc tố nên việc sử dụng thường xuyên cũng sẽ gây ra những tác hại nhất định cho sức khỏe của bạn.

Một khi lớp sơn bên ngoài bị bong ra, kim loại sẽ hiện nguyên trạng, đây là lúc bạn nên thay đũa.

Thực đơn 4 món nấu siêu tốc, ăn siêu ngon, cả nhà đều mê

Mâm cơm ngày hôm nay toàn những món khoái khẩu cả nhà thích, ăn cực kỳ hao cơm vào ngày lạnh.

Thịt heo xào hành lá

Thấy đũa có dấu hiệu này thì phải vứt ngay kẻo càng ăn càng độc

Nếu đũa ăn không sạch sẽ lưu trữ tinh bột, trong môi trường ẩm ướt, những chiếc đũa này dễ bị mốc và từ đó sản sinh độc tố aflatoxin.

1. Những dấu hiệu cho thấy đũa ăn nhiễm độc

Điểm mặt 7 vật dụng nhà bếp tiềm ẩn nguy cơ ung thư đáng sợ

Nghe đến ung thư ai cũng khiếp sợ, nhưng không ngờ những vật dụng quen thuộc như bát đũa, xong nồi… được bạn sử dụng hàng ngày lại chính là nguyên nhân gây bệnh do bạn sử dụng sai cách.

Diem mat 7 vat dung nha bep tiem an nguy co ung thu dang so

Các chuyên gia cảnh báo, sở dĩ những vật dụng nhà bếp này có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh là vì chúng tiếp xúc trực tiếp với những thực phẩm trước khi chúng ta ăn vào người. Lâu dần, chúng sẽ trở thành mối nguy hại tiềm ẩn, âm thầm phá hủy cơ thể nếu vẫn vô tư sử dụng.

Các chuyên gia cảnh báo, cần đề cao cảnh giác với những "mầm mống" gây bệnh xung quanh ngôi nhà bạn:

Thức ăn lên men, nấm mốc

 Diem mat 7 vat dung nha bep tiem an nguy co ung thu dang so-Hinh-2

Thời tiết nồm ẩm là nguyên nhân khiến thực phẩm dễ hỏng và phát sinh nấm mốc như gạo, ngô, lạc... hay hoa quả là điều tất yếu sẽ xảy ra. Đặc biệt, nếu những thực phẩm này không được bảo quản đúng cách. 

Do thực phẩm bị nấm mốc có chứa aflatoxin nên kể cả khi bạn có rửa hay đun nóng thì chất độc vẫn sẽ không được loại bỏ hoàn toàn. Vì vậy nếu có tình trạng ẩm mốc tốt nhất nên loại bỏ vì đây là nguồn sinh bệnh ung thư rất cao.

Đũa gỗ, thớt dùng lâu ngày

 Diem mat 7 vat dung nha bep tiem an nguy co ung thu dang so-Hinh-3

Đây là 2 món đồ sử dụng thường xuyên nên dễ bị mài mòn theo thời gian và xuất hiện các vết nứt quanh bề mặt, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm mốc, bao gồm cả aflatoxin. Độc tính aflatoxin tương đương gấp 10 lần lượng kali xyanua và gấp 68 lần so với asen. Khi nhiễm độc aflatoxin có các đặc điểm lâm sàng như gây ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính và gây ung thư. Ngoài ra nó có thể gây dị dạng và gây đột biến.

Theo các chuyên gia, thớt gỗ hay đũa gỗ cần được thường xuyên phơi nắng để không bị nấm mốc. Tốt nhất nên thay mới sau 6 tháng sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Đồ nhựa dùng 1 lần nhưng tái sử dụng

 Diem mat 7 vat dung nha bep tiem an nguy co ung thu dang so-Hinh-4

 Nhiều người có thói quen tái sử dụng các loại hộp, chai nhựa chứa thực phẩm để đựng đồ ăn. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen vô cùng nguy hiểm bởi các sản phẩm này có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất và dễ ngấm vào thức ăn. Những hóa chất này tích tụ lâu trong cơ thể làm tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư rất cao.

Do đó, cần tránh dùng những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc không tái sử dụng những sản phẩm từ nhựa không chuyên dùng để tích trữ đồ.

Giấy bạc nướng thức ăn

 Diem mat 7 vat dung nha bep tiem an nguy co ung thu dang so-Hinh-5

Các kim loại nhôm được tìm thấy trong các loại giấy bạc và nó có thể có hại cho cơ thể. Vì vậy, khi chúng ta dùng giấy bạc để chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao không đúng cách, nhôm có thể ngấm vào thực phẩm. Nhất là những thực phẩm giàu axit như trái cây có vị chua, axit trong món ăn phản ứng với chất nhôm ăn mòn giấy bạc ngấm vào thức ăn, người ăn vào thường xuyên có thể gây ra các bệnh như bệnh Parkinson's, Alzheimer và các bệnh rối loạn não nghiêm trọng khác, thậm chí là ung thư.

Máy hút mùi không được vệ sinh đúng cách

 Diem mat 7 vat dung nha bep tiem an nguy co ung thu dang so-Hinh-6

Chức năng quan trọng nhất của máy hút mùi trong nhà bếp là xả khói dầu được tạo ra trong khi nấu, làm giảm thiệt hại của khói dầu trong nhà bếp đối với cơ thể. Tuy nhiên, nếu không được làm sạch thường xuyên, lượng lớn cặn dầu sẽ tích tụ, không chỉ khiến khí thải không được thoát ra mà cặn dầu bị đốt nóng, theo thời gian, con người hấp thụ vào cơ thể sẽ gây hại cho hệ hô hấp, nặng hơn có thể gây ung thư phổi.

Vì vậy, cần vệ sinh máy hút mùi đều đặn và không tắt máy hút mùi ngay sau khi nấu.

Miếng bọt biển rửa chén

 Diem mat 7 vat dung nha bep tiem an nguy co ung thu dang so-Hinh-7

Trong một báo cáo khác của Charles Gerba – nhà vi sinh vật học tại Đại học Arizona (Mỹ), miếng rửa chén bẩn gấp 200.000 lần bồn cầu và gấp 20.000 khăn lau bếp. Nó là ổ chứa các loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau như coliform, E.coli, Staphylococcus aureus và Campylobacter… làm cơ thể tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa cấp và thậm chí là ung thư.

Tốt nhất là sau mỗi lần rửa chén, bạn nên rửa sạch và vắt thật khô rồi treo ở nơi thoáng mát. Nếu miếng bọt biển đã cũ thì nên vứt đi thay bằng miếng mới để hạn chế vi khuẩn trú ẩn trong đó.

Các loại bát đĩa giả sứ

 Diem mat 7 vat dung nha bep tiem an nguy co ung thu dang so-Hinh-8

Ai cũng cho rằng đồ sứ tráng men trong các vật dụng bát, chén, đĩa… tuyệt đối an toàn, nhưng thực tế trên thị trường hiện nay có vô vàn loại đồ sứ kém chất lượng. Theo một vài nghiên cứu, những sản phẩm giả sứ này đều chứa chì và formaldehyde có hại cho sức khỏe, thậm chí là gây ung thư nếu dùng lâu ngày.

Những tác hại này sẽ càng rõ rệt khi đồ sứ chất lượng kém được dùng để đựng đồ ăn nóng, chua và nước hoa quả. Bởi vì nhiệt độ và axit sẽ làm các chất độc trong hoa văn được giải phóng nhanh hơn. Vậy nên phụ nữ hãy ưu tiên mua các loại chất lượng cao, dù có đắt tiền một chút nhưng đảm bảo an toàn với sức khỏe.