Vắng bữa cơm gia đình, sẽ mất gì?

Gia đình không bữa cơm chung là mất đi sự kết nối, sự quan tâm và mất dần những giá trị nền tảng tạo nên hạnh phúc.

Ngày nay, guồng quay của công việc, học hành và nhịp sống hiện đại khiến nhiều gia đình dần đánh mất thói quen quây quần bên mâm cơm. Bữa cơm chung tưởng chừng là điều nhỏ bé, đơn giản lại đang trở nên xa xỉ trong không ít gia đình. Nhưng đằng sau sự vắng mặt ấy là cả một khoảng trống lớn trong đời sống tình cảm và kết nối giữa các thành viên.

5.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn Internet

Mất đi khoảnh khắc sẻ chia

Bữa cơm không đơn thuần là lúc để ăn, mà là thời điểm các thành viên có thể trò chuyện, chia sẻ những điều đã xảy ra trong ngày. Đó là lúc bố mẹ biết con hôm nay có buồn, có vui, có khó khăn gì ở trường; Là lúc vợ chồng có thể nhìn nhau, nói với nhau đôi câu bình dị mà đầy ấm áp. Khi những bữa cơm chung không còn, sự kết nối ấy cũng dần mờ nhạt, để rồi một ngày, ta giật mình nhận ra mình đang sống cùng những người “xa lạ quen thuộc” trong chính ngôi nhà của mình.

Mất nền tảng giáo dục trong gia đình

Không gian bữa ăn là môi trường tuyệt vời để cha mẹ giáo dục con cái một cách tự nhiên, từ lễ phép, cách ứng xử, đến việc ăn uống điều độ, tôn trọng người khác. Khi bữa cơm gia đình không tồn tại thường xuyên, trẻ em dễ có xu hướng lệch chuẩn trong hành vi, sống khép kín hoặc bị cuốn theo những ảnh hưởng từ bên ngoài mà thiếu đi sự định hướng gần gũi từ gia đình.

Mất sự đồng cảm và yêu thương

Khi không ngồi ăn cùng nhau, các thành viên khó cảm nhận được sự quan tâm, lo lắng của người thân. Một đứa trẻ ăn một mình với hộp cơm nguội lạnh, một người vợ chờ cơm chồng rồi lại cất đi nguyên mâm thức ăn… là những hình ảnh thường thấy, nhưng lại chất chứa sự cô đơn. Lâu dần, sự thờ ơ thay thế cho yêu thương, khoảng cách tình cảm cứ thế lớn dần lên.

Mất đi giá trị văn hóa gia đình

Bữa cơm gia đình còn là nét đẹp văn hóa truyền thống. Đó là nơi lưu giữ những món ăn mang hương vị quê hương, là dịp ông bà kể chuyện xưa, cha mẹ truyền lại những bài học sống giản dị. Khi những giá trị này mai một theo từng bữa cơm vắng bóng, thì truyền thống gia đình cũng dần bị xói mòn trong lối sống hiện đại.

Giải pháp để “giữ lửa” bữa cơm nhà

Không thể ép buộc mọi người phải ăn cùng nhau mỗi ngày, nhưng mỗi gia đình có thể cố gắng duy trì ít nhất vài bữa cơm chung trong tuần vào buổi tối hoặc cuối tuần. Cần thống nhất trong gia đình về việc ưu tiên thời gian cho bữa cơm, hạn chế dùng điện thoại, tivi trong lúc ăn để tạo ra một không gian giao tiếp thực sự. Ngoài ra, sự chuẩn bị món ăn với tâm huyết cũng là một cách thể hiện tình yêu thương và gắn kết.

Con cái tiêu xài hoang phí, trách nhiệm thuộc về ai?

Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, dạy con về giá trị lao động, từ chính thói quen chi tiêu trong gia đình... để con có khái niệm về quản lý tài chính.

Khi một đứa trẻ chưa kiếm ra tiền nhưng đã quen với việc tiêu tiền như người lớn, khi một bạn sinh viên không đi làm thêm nhưng chi tiêu hàng tháng vượt xa mức trung bình, đã đến lúc đặt câu hỏi nghiêm túc: Trách nhiệm thuộc về ai? Cha mẹ, những người đầu tiên có ảnh hưởng đến hành vi của con cái cần làm gì để điều chỉnh?

Khi tiêu xài trở thành biểu tượng sống của giới trẻ

Chị dâu - em chồng, làm sao để sống hòa thuận?

Gia đình không chỉ là nơi ràng buộc bởi huyết thống, mà còn là nơi chúng ta học cách yêu thương để sống hạnh phúc cùng nhau.

Trong mối quan hệ gia đình, không phải lúc nào những người không cùng huyết thống sống chung cũng dễ dàng hòa thuận. Một trong những mối quan hệ thường được nhắc đến với nhiều định kiến, tranh cãi và cũng không ít hiểu lầm là mối quan hệ chị dâu và em chồng. Làm sao để hai người phụ nữ cùng gắn bó với một gia đình, có thể cùng nhau xây dựng không khí hòa thuận, ấm êm?

3.jpg
Ảnh minh họa/ Nguồn Internet