Uy lực đáng gờm của hải pháo AK-725 Việt Nam có trang bị

(Kiến Thức) - Hải pháo AK-725 trang bị trên tàu phóng lôi lớp Turya của Việt Nam được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến đánh địch trên biển, trên không.


AK-725 là kiểu pháo được trang bị cho các tàu chiến mặt nước được thiết kế từ năm 1958, chính thức gia nhập kho vũ khí Hải quân Liên Xô từ năm 1964. Loại pháo này được trang bị cho nhiều kiểu tàu chiến từ tàu tuần dương cỡ lớn cho tới tàu hộ vệ cỡ nhỏ, thậm chí là cả tàu phóng lôi cỡ 200-300 tấn.
Hiện nay, Hải quân Nhân dân Việt Nam có trong biên chế một số lượng nhỏ tàu phóng lôi lớp Turya được lắp đặt loại pháo này.
Hải pháo AK-725 khai hỏa.
 Hải pháo AK-725 khai hỏa.
Toàn bộ bệ pháo AK-725 nặng 14,27 tấn, trang bị 2 nòng pháo cỡ 57mm đạt tầm bắn tối đa 8,4km (tốc độ bắn khoảng 200 phát/phút) cho phép chống mục tiêu trên biển và trên không với các kiểu đạn nổ mảnh vạch đường, đạn nổ mạnh HE.
Hệ thống pháo được điều khiển bởi hệ thống điều khiển hỏa lực ESP-72 cùng sự hỗ trợ từ radar MP-103 Bars hoặc kíp pháo thủ có thể vận hành bằng tay dùng kính ngắm quang học đơn giản.
Dù được cho là có hiệu quả tốt trong tấn công mục tiêu cỡ nhỏ trên biển, máy bay, trực thăng bay thấp. Tuy nhiên, AK-725 không có khả năng đánh chặn tốt tên lửa hành trình chống tàu hiện đại.
Điều này đã được chứng minh trong cuộc thử nghiệm năm 1983, khi đó, pháo AK-725 trên tàu tên lửa nhỏ Musson đã không thể đánh chặn bia bay (mô phỏng tên lửa chống tàu) khiến mục tiêu này đánh vào tàu gây ra cái chết của 39 thủy thủ.

Vạch mặt máy bay TQ bay thấp hăm dọa tàu Việt Nam

(Kiến Thức) - Chiếc máy bay mang số hiệu B7112 của Trung Quốc bay độ cao thấp đe dọa tàu Việt Nam ở khu vực giàn khoan trái phép Hải dương 981 là trực thăng kiểu Harbin 410.

Theo Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, vào lúc 9h15 - 9h30 ngày 12/5, một máy bay B7112 của Trung Quốc bay 2 vòng phía trên tàu CSB 8003 và Trường Sa 22 của Việt Nam với độ cao 250-300m ở khu vực có nhiều tàu Trung Quốc hoạt động. Trong ảnh là tàu CSB 8003 khi còn neo đậu tại cảng,
  Theo Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, vào lúc 9h15 - 9h30 ngày 12/5, một máy bay B7112 của Trung Quốc bay 2 vòng phía trên tàu CSB 8003 và Trường Sa 22 của Việt Nam với độ cao 250-300m ở khu vực có nhiều tàu Trung Quốc hoạt động. Trong ảnh là tàu CSB 8003 khi còn neo đậu tại cảng,

Theo tìm hiểu của Kiến Thức, B7112 là số hiệu của trực thăng kiểu Harbin 410 Haitun thuộc biên chế Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc (SOA). Trong ảnh là chiếc B7115 cùng loại với chiếc B7112 đã bay ở độ cao thấp/cực thấp, dọa dẫm các tàu Việt Nam đang tiếp cận giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (HD981) mà Trung Quốc hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ).
 Theo tìm hiểu của Kiến Thức, B7112 là số hiệu của trực thăng kiểu Harbin 410 Haitun thuộc biên chế Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc (SOA). Trong ảnh là chiếc B7115 cùng loại với chiếc B7112 đã bay ở độ cao thấp/cực thấp, dọa dẫm các tàu Việt Nam đang tiếp cận giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (HD981) mà Trung Quốc hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ). 

Tàu chiến TQ nào hung hăng xâm phạm hải phận Việt Nam?

(Kiến Thức) - Các tàu hộ vệ tên lửa Kim Hoa 534, tàu tấn công nhanh 753 và 752 của Hải quân Trung Quốc nhiều ngày nay đã xâm phạm hải phận Việt Nam.

Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục huy động hàng chục tàu (có thời điểm lên tới 80 tàu các loại) thiết lập “vành đai phòng thủ” bao quanh giàn khoan trái phép HD981 hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ).
  Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục huy động hàng chục tàu (có thời điểm lên tới 80 tàu các loại) thiết lập “vành đai phòng thủ” bao quanh giàn khoan trái phép HD981 hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ).