Ưu tiên trụ sở dôi dư sau sáp nhập cho y tế, giáo dục

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên sắp xếp, bố trí trụ sở dôi dư sau sắp xếp các cấp cho y tế, giáo dục, văn hóa cộng đồng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

77666.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Để bảo đảm việc rà soát tổng thể và sắp xếp, bố trí lại trụ sở, cơ sở vật chất đã được trang bị phù hợp với chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, trên cơ sở tận dụng tối đa tài sản hiện có đảm bảo hiệu quả, minh bạch, bền vững và phù hợp với thực tiễn của đơn vị hành chính cấp cơ sở, tránh thất thoát, lãng phí tài sản công, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, chủ động thực hiện sắp xếp, điều hòa các cơ sở nhà, đất trong nội bộ Bộ, cơ quan trung ương, địa phương để bảo đảm trụ sở làm việc cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý trong quá trình thực hiện tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu việc này hoàn thành trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đề án sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính được phê duyệt.

Lãnh đạo bộ, ngành, địa phương căn cứ thực tế biên chế, số lượng thực tế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp để tổ chức rà soát, đánh giá các công trình trụ sở hiện hữu thuộc phạm vi quản lý để sắp xếp lại, bố trí, sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng đảm bảo hiệu quả.

“Ưu tiên sắp xếp, bố trí cho y tế, giáo dục, văn hóa cộng đồng; có phương án, kế hoạch quản lý, xử lý sắp xếp ngay các trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và tài sản công, không để thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước”, Thủ tướng nêu rõ.

Cùng với đó, tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá những công trình, dự án trụ sở đang thi công để xem xét, có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể theo thẩm quyền và quy định pháp luật; xem xét, thực hiện thủ tục dừng kỹ thuật các hạng mục không thể tiếp tục triển khai thi công để tổ chức nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng và thanh quyết toán theo quy định. Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền (nếu có). Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các bộ, cơ quan, địa phương kịp thời có văn bản gửi Bộ Tài chính để được hướng dẫn.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị rà soát, tăng cường công tác hạch toán, quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm kiểm kê đầy đủ, chính xác xe ô tô, tài sản hiện có để làm cơ sở bàn giao, tiếp nhận và lập phương án xử lý tài sản dôi dư khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, không để thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình sắp xếp.

Gắn công tác kiểm kê tài sản công với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, bảo đảm tiến độ, hiệu quả, đúng quy định pháp luật, không để thất thoát, lãng phí, tiêu cực; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn theo thẩm quyền các khó khăn, vướng mắc phát sinh; thực hiện kiểm tra công tác tổ chức thực hiện của các bộ, cơ quan, địa phương.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo việc triển khai, đôn đốc; xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện Công điện này.

Gia Lai đề xuất chính sách hỗ trợ 1.972 người lao động sau sáp nhập

Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai đề xuất các chính sách hỗ trợ gồm chi phí đi lại, sinh hoạt và chỗ ở đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sáp nhập.

Ngày 14/5 Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai đã có văn bản đề xuất chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức

Theo thống kê, dự kiến có 1.972 người sẽ chuyển về công tác tại Trung tâm hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp tại tỉnh Bình Định. Trong đó có 1.219 cán bộ, công chức; 602 viên chức (không bao gồm ngành giáo dục, y tế, nông nghiệp và Ban Quản lý Vườn quốc gia Kon Ka Kinh); 151 người lao động tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh.

Hải Dương sáp nhập Hải Phòng, giao thông kết nối thế nào?

Lãnh đạo hai địa phương đều khẳng định sự cần thiết phải đầu tư tuyến giao thông trục chính dài 23,5 km, nối từ đường Vành đai 1 thành phố Hải Dương đến Hải Phòng.

Chiều 6/5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản đồng chủ trì cuộc họp bàn giải pháp, nghiên cứu triển khai các phương án giao thông kết nối Hải Dương - Hải Phòng; bố trí phương tiện đi lại, nhà ở cho cán bộ, nhân viên Hải Dương sang Hải Phòng làm việc.
Theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương và Thành ủy Hải Phòng về việc chuẩn bị hợp nhất hai địa phương, tại Hội nghị, lãnh đạo hai bên đã cùng trao đổi và thảo luận để thống nhất các giải pháp liên quan đến đầu tư kết nối giao thông, nhà ở và phương tiện hỗ trợ cán bộ Hải Dương di chuyển về Trung tâm Chính trị - Hành chính mới của thành phố Hải Phòng, phục vụ công tác và đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.