Gia Lai đề xuất chính sách hỗ trợ 1.972 người lao động sau sáp nhập

Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai đề xuất các chính sách hỗ trợ gồm chi phí đi lại, sinh hoạt và chỗ ở đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sáp nhập.

Gia Lai đề xuất chính sách hỗ trợ 1.972 người lao động sau sáp nhập

Ngày 14/5 Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai đã có văn bản đề xuất chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức

Theo thống kê, dự kiến có 1.972 người sẽ chuyển về công tác tại Trung tâm hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp tại tỉnh Bình Định. Trong đó có 1.219 cán bộ, công chức; 602 viên chức (không bao gồm ngành giáo dục, y tế, nông nghiệp và Ban Quản lý Vườn quốc gia Kon Ka Kinh); 151 người lao động tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động yên tâm công tác sau hợp nhất, Sở Nội vụ tỉnh Gia Lai đề xuất các chính sách hỗ trợ gồm, chi phí đi lại, sinh hoạt và chỗ ở. Cụ thể, đề xuất hỗ trợ khoán chi phí đi lại 2 lượt/tuần (1 lượt đi và 1 lượt về), tương đương 8 lượt/tháng đối với cán bộ từ thành phố Pleiku về công tác tại Trung tâm hành chính sau sáp nhập tại tỉnh Bình Định và những người được điều động đến nơi cách 50km trở lên.

Về chi phí sinh hoạt, Sở Nội vụ đề xuất vận dụng chế độ phụ cấp lưu trú theo Thông tư số 12/2025/TT-BTC ngày 19/3/2025 của Bộ Tài chính về "sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị" để hỗ trợ; đồng thời, đề xuất hỗ trợ khoán chi phí thuê chỗ ở hằng tháng.

Về thời gian hỗ trợ từ 3 đến 5 năm kể từ khi có quyết định sắp xếp, sáp nhập của cơ quan thẩm quyền. Sau đó sẽ cân đối theo khả năng ngân sách của tỉnh để quy định mức hỗ trợ phù hợp.

Trao đổi với phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống, một cán bộ của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Gia Lai phấn khởi cho biết: " Đi lại hàng tuần về trung tâm hành chính ở Quy Nhơn để làm việc phải tốn một khoản tiền thuê xe, rồi chi phí ăn uống, lưu trú… Tôi cho rằng việc hỗ trợ này là cần thiết, không những giúp ổn định tâm lý, đời sống cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động mà còn góp phần bảo đảm quá trình chuyển đổi sang đơn vị hành chính mới diễn ra thuận lợi, hiệu năng, hiệu quả.

Cần có cơ chế hỗ trợ cho những nhà khoa học "hai lúa"

Nhà nước nên có cơ chế hỗ trợ phù hợp cho cá nhân có những sáng kiến cải thiện kỹ thuật, nhất là những người nông dân "hai lúa".

Tham gia đóng góp ý kiến về Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum khẳng định: "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2030 của Đại hội Đảng lần thứ 13 xác định phát triển mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đặc biệt là tháng 12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm thể chế hóa các quan điểm của Đảng và Tờ trình của Chính phủ thì làm rõ các cơ sở của việc ban hành luật này. Tôi hoàn toàn tán thành việc ban hành luật này và tên gọi Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là phù hợp với nội hàm cũng như các nội dung đã quy định ở trong dự thảo luật".

202505131436051704-8e2b64000854bd0ae445.jpg
Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum.

Đề xuất 2 mức hỗ trợ người chuyên trách về an ninh mạng

Dự thảo nghị định đề xuất 2 mức hỗ trợ người chuyên trách về an ninh mạng, trong đó, mức 1 là 5,5 triệu và mức 2 là 3,5 triệu đồng/tháng.

Bộ Tư pháp đã công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.

Dự thảo do Bộ Nội vụ xây dựng, nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng chính sách trọng dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.