Hải Dương sáp nhập Hải Phòng, giao thông kết nối thế nào?

Lãnh đạo hai địa phương đều khẳng định sự cần thiết phải đầu tư tuyến giao thông trục chính dài 23,5 km, nối từ đường Vành đai 1 thành phố Hải Dương đến Hải Phòng.

Chiều 6/5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản đồng chủ trì cuộc họp bàn giải pháp, nghiên cứu triển khai các phương án giao thông kết nối Hải Dương - Hải Phòng; bố trí phương tiện đi lại, nhà ở cho cán bộ, nhân viên Hải Dương sang Hải Phòng làm việc.
Theo chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương và Thành ủy Hải Phòng về việc chuẩn bị hợp nhất hai địa phương, tại Hội nghị, lãnh đạo hai bên đã cùng trao đổi và thảo luận để thống nhất các giải pháp liên quan đến đầu tư kết nối giao thông, nhà ở và phương tiện hỗ trợ cán bộ Hải Dương di chuyển về Trung tâm Chính trị - Hành chính mới của thành phố Hải Phòng, phục vụ công tác và đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Hai Duong sap nhap Hai Phong, giao thong ket noi the nao?
Quang cảnh cuộc họp. 
Tại hội nghị Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản nêu rõ hiện có 5 tuyến đường kết nối Hải Dương - Hải Phòng gồm: đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; quốc lộ 5; đường sắt; đường bộ kết nối Kinh Môn - cầu Dinh - Thuỷ Nguyên; đường bộ kết nối huyện Thanh Hà - cầu Quang Thanh - An Lão.
Hải Dương hiện đã đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối Kinh Môn - Hải Phòng và xác định đây là tuyến đường kết nối trước mắt gần nhất tới Hải Phòng.
Tỉnh Hải Dương đề nghị TP Hải Phòng đầu tư mở rộng đoạn đường từ cầu Dinh về trung tâm Thuỷ Nguyên. Đồng thời nghiên cứu tuyến đường Kim Thành - Quán Toan.
Hai Duong sap nhap Hai Phong, giao thong ket noi the nao?-Hinh-2
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản 
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương đề xuất thành phố Hải Phòng nghiên cứu và đưa các dự án này vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để triển khai sớm, tạo thuận lợi cho việc kết nối giao thông.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ nhấn mạnh, thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương, lãnh đạo UBND hai địa phương đã bàn bạc các phương án giao thông kết nối bảo đảm sự nhanh chóng, thuận tiện, an toàn. Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cơ bản nhất trí với các đề xuất của Hải Dương.
Lãnh đạo hai địa phương đều khẳng định sự cần thiết phải đầu tư tuyến giao thông trục chính dài 23,5 km, nối từ đường Vành đai 1 thành phố Hải Dương đến nút giao đường Nguyễn Trường Tộ, Quốc lộ 10 thành phố Hải Phòng theo hướng hiện đại, tổ chức giao thông thuận lợi, khai thác quỹ đất hai bên. Các đơn vị tư vấn sẽ tiếp tục nghiên cứu và xây dựng các phương án đầu tư khả thi, báo cáo lãnh đạo thành phố Hải Phòng sau khi hợp nhất để xem xét và triển khai thực hiện.
Cùng với đó, thống nhất phương án giải phóng mặt bằng, thực hiện tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Hai Duong sap nhap Hai Phong, giao thong ket noi the nao?-Hinh-3
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ 
Lãnh đạo hai địa phương cũng thống nhất hỗ trợ phương tiện đi lại cho cán bộ Hải Dương chuyển công tác về Hải Phòng. Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương sẽ tổng hợp nhu cầu phương tiện của cán bộ và cung cấp thông tin cho Sở Xây dựng Hải Phòng, từ đó làm việc với doanh nghiệp vận tải cung cấp xe buýt và tàu hỏa kết hợp xe buýt.
Về nhà ở, Hải Phòng hiện có nguồn cung dồi dào nhà ở cho thuê và mua từ các dự án nhà ở xã hội và thương mại. Thành phố đề nghị Chủ đầu tư Dự án Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên bố trí 400 căn hộ cho cán bộ Hải Dương thuê trong 2-3 năm. Công ty CRV cũng được đề nghị khẩn trương khởi công các tòa chung cư tại khu vực đường Đỗ Mười gần Trung tâm Chính trị - Hành chính mới, ưu tiên bán cho cán bộ Hải Dương. Hai Sở Xây dựng sẽ là đầu mối tổng hợp và cung cấp thông tin về nhu cầu và các dự án nhà ở.
Lãnh đạo hai địa phương cũng trao đổi thông tin về một số quy hoạch, dự án trọng điểm đang và sắp triển khai, có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Trên cơ sở cuộc làm việc, lãnh đạo UBND hai địa phương sẽ thống nhất nội dung, báo cáo Ban Thường vụ hai địa phương xem xét, quyết định.

Đường tốc độ cao Hải Dương- Hải Phòng: Nghiên cứu hướng tuyến tối ưu

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu nghiên cứu phương án hướng tuyến tối ưu nhất, kết nối tốt nhất, giảm khối lượng giải phóng mặt bằng, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dân cư...

Chiều 26/4, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu đã đi kiểm tra khảo sát hướng tuyến Dự án xây dựng tuyến đường tốc độ cao nối tỉnh Hải Dương với thành phố Hải Phòng.

Dự kiến tuyến đường tốc độ cao nối tỉnh Hải Dương với thành phố Hải Phòng có điềm đầu tại phố Bùi Thị Xuân, thành phố Hải Dương đi qua huyện Thanh Hà, kết nối với quận An Dương ( thành phố Hải Phòng) và đấu nối với đường Bùi Viện, Trung tâm hành chính mới tại thành phố Thủy Nguyên (Hải Phòng) hoặc di chuyển thẳng xuống Cảng Hải Phòng.

3 chủ tịch xã ở Hà Nội bị tạm dừng điều hành công tác chung

Chủ tịch UBND của 3 xã ở Quốc Oai, Hà Nội tạm dừng công tác điều hành chung để tập trung chỉ đạo xử lý triệt để các trường hợp vi phạm đất đai...

Ngày 6/5, UBND huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội thông báo Quyết định tạm dừng công tác điều hành chung đối với chức danh Chủ tịch UBND của 3 xã Hưng Đạo, Hòa Thạch và Ngọc Mỹ để tập trung chỉ đạo xử lý triệt để các trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.

Xây dựng tuyến đường tốc độ cao nối Hải Dương với Hải Phòng

Theo dự kiến, chiều 26/4, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cùng các sở ngành liên quan sẽ kiểm tra, khảo sát hướng tuyến đường tốc độ cao nối Hải Dương với Hải Phòng.

Trước đó, UBND tỉnh Hải Dương ban hành kế hoạch triển khai các nội dung phối hợp giữa Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương và Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về sắp xếp đơn vị hành chính.
Trong lĩnh vực giao thông, Hải Dương và Hải Phòng sẽ tiếp tục triển khai một số dự án lớn, công trình trọng điểm, có tính chất lan tỏa, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đã dự kiến hoặc đang được triển khai, dự án hạ tầng chiến lược về giao thông, công nghiệp, đô thị.