Ứng phó bão số 5: Các tỉnh miền Trung cấm biển, sơ tán dân

(Kiến Thức) - Để ứng phó bão số 5, các tỉnh miền Trung đã thực hiện cấm biển và lên kế hoạch sơ tán gần 300.000 hộ dân.

Tại cuộc họp ứng phó với bão số 5 sáng 17/9, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, bão số 5 di chuyển nhanh, cường độ mạnh nhất trên biển có thể đạt cấp 12, giật cấp 14. Vùng biển ven bờ các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) có khả năng gió mạnh cấp 12, giật cấp 14. Ngày 18/9, bão số 5 ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh thuộc khu vực Trung Bộ, trọng tâm là các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam với sức gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 13.
Mưa lớn tập trung ở Trung Bộ từ chiều 17 đến đêm 18/9 với lượng mưa rất lớn, trong thời gian ngắn. Lũ cao nhất có khả năng lên báo động 2 ở các tỉnh Trung Bộ kèm theo nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất.
Ung pho bao so 5: Cac tinh mien Trung cam bien, so tan dan
Hướng di chuyển của bão số 5 - Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia. 
Báo cáo của Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h ngày 17/9, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 58.345 tàu/ 285.384 lao động di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm. Hoạt động tại khu vực khác 9.785 tàu/66.704 lao động; neo đậu tại các bến 48.049 tàu/ 218.934 lao động.
Ông Phạm Đức Luận, Vụ trưởng Vụ Quản lý Đê điều, Tổng cục Phòng chống thiên tai, Trưởng ca trực Văn phòng thường trực BCĐ TW PCTT, hiện có 49 vị trí đê điều xung yếu từ Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế cần sẵn sàng phương án bảo vệ khi bão đổ bộ; 16 công trình đê điều đang thi công trên các tuyến đê biển, đê cửa sông. Các địa phương thực hiện gia cố công trình đang thi công và sẵn sàng phương án bảo vệ.
Tại cuộc họp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các địa phương, Bộ, ngành tiếp tục thực hiện nghiêm tục Công điện số 1258/CĐ-TTg ngày 16/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Cụ thể, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các địa phương rà soát, cập nhật, thông báo chính thức số liệu tàu thuyền trong khu vực nguy hiểm; hướng dẫn tàu thuyền di chuyển đảm bảo an toàn. Rà soát, thông báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho khách du lịch nhất là khách du lịch trên các đảo và vùng ven bờ. Tổng kiểm tra, đôn đốc sơ tán người dân trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản.
Bộ Giao thông vận tải thông báo cho các cảng vụ, địa phương, chủ phương tiện, thuyền trưởng để đảm bảo an toàn cho tàu vận tải. Rà soát sẵn sàng phương tiện tại Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải tại Đà Nẵng; bố trí tàu tìm kiếm cứu nạn chốt tại khu vực cửa sông Gianh – Quảng Bình để sẵn sàng cứu hộ tàu thuyền khi lũ, bão.
Các địa phương chủ động thực hiện cấm biển chậm nhất trong ngày hôm nay (17/9), nhất là 5 tỉnh trọng điểm. Đồng thời, căn cứ vào diễn biến bão số 5, các địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học.
Các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi. Tổng kiểm tra, rà soát việc vận hành và đảm bảo an toàn cho hồ, đập; Tiếp tục cử đoàn công tác trực tiếp kiểm tra tại địa phương. Rà soát, tổ chức sơ tán dân các khu vực nguy hiểm, nhất là vùng ven biển, trên các đảo, tránh tư tưởng chủ quan cũng như không để gây hoang mang trong nhân dân. Tổ chức tổng kiểm tra, rà soát công tác chỉ huy, điều hành của các địa phương.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo; tăng dày tần suất phát bản tin bão; phối hợp với cơ quan truyền thông đưa tin kịp thời tới các địa phương và người dân.
Thành viên Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện ứng phó với bão số 5 đến tận cơ sở. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai thường xuyên cập nhật thông tin, chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ứng phó với bão số 5.
Các địa phương cấm biển, sơ tán dân:
Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống thiên tai, Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế đã cấm biển từ ngày 16/9. Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi dự kiến cấm biển vào ngày 17/9.
Các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng có kế hoạch sơ tán 295.859 hộ/1.177.486 người với kịch bản bão cấp 10,11. Trong đó: Quảng Bình: 208.979 hộ/835,917 người; Quảng Trị: 23,522 hộ/94,089 người; Thừa Thiên - Huế: 28,128 hộ/106,612 người; Đà Nẵng: 35,229 hộ/ 140,868 người. Các tỉnh đang tiếp tục rà soát, cập nhật phương án sơ tán dân theo diễn biến thực tế của bão).
>>> Mời độc giả xem thêm video Tàu chiến Hải quân Việt Nam vượt bão tuần tra chung với Hải quân Thái Lan

Nguồn: Truyền hình QPVN.

Vụ đánh ghen chồng chở bồ trên xe Lexus LX570: Người chồng bị xử sao?

(Kiến Thức) - Vụ chồng chở bồ trên xe Lexus LX570, vợ giả Grab đánh ghen trên phố Lý Nam Đế, Hà Nội đang gây xôn xao dư luận. Theo luật sư Đặng Văn Cường, nếu gây ách tắc giao thông trên 1 tiếng, thì có thể khởi tố vụ án hình sự.

Ngày 15/9, đoạn clip ghi lại cảnh người chồng đánh đập, bóp cổ vợ ngay trên phố để bảo vệ cho nhân tình đã khiến cộng đồng mạng vô cùng bức xúc. Được biết, sự việc xảy ra trên phố Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hiện, cơ quan Công an cho biết, đang vào cuộc để điều tra, làm rõ vụ đánh ghen chồng chở bồ trên xe Lexus LX570.

Đánh ghen trên phố có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Luật sư Nguyễn Đạt (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng vụ việc đánh ghen trên phố Lý Nam Đế tùy vào tính chất, mức độ mà có thể phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

 Ngày 16/9, Công an quận phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết đang tiến hành trích xuất camera, lấy lời khai nhân chứng để điều tra làm rõ vụ đánh ghen trên phố Lý Nam Đế gây mất trật tự trị an.

Cụ thể, theo đoạn clip được ghi lại thì người chồng chở người phụ nữ trên xe Lexus LX570. Người vợ đã chặn xe và có hành động giật tóc người phụ nữ kia. Sự việc gây náo loạn khu phố.

Danh ghen tren pho co dau hieu vi pham phap luat
 Vụ việc được nhiều người dân hiếu kỳ quay clip lại.

Bão số 4 di chuyển nhanh và có khả năng mạnh thêm

(Kiến Thức) - Bão Podul (bão số 4) có tốc độ di chuyển khá nhanh, khoảng trưa mai (30/8) sẽ đổ bộ các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, gây mưa lớn khắp Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, vào 4h sáng nay (29/8), bão số 4 trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 480km, cách đất liền các tỉnh Nghệ An-Quảng Bình khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.
Bao so 4 di chuyen nhanh va co kha nang manh them

Dự báo đường đi của bão Podul (bão số 4). 

Đến 4 giờ ngày 30/8, vị trí tâm bão cách đất liền các tỉnh Nghệ An - Quảng Bình khoảng 120km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 15,0 độ Vĩ Bắc.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão số 4 Podul di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và đi vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Đến 16 giờ ngày 30/8, vị trí tâm bão trên đất liền khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Từ tối nay (29/8), ở Nam Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão số 4 đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Từ đêm nay, ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có gió bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Sóng biển cao từ 2-4m, vùng gần tâm bão sóng biển cao 3-5m, biển động rất mạnh. Vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa - Quảng Bình nước dâng do bão cao từ 0,5-1,0m.

Các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Trị từ sáng sớm ngày 30/8 gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11. Do ảnh hưởng của bão số 4, từ chiều và đêm 29/8 đến ngày 2/9 ở Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to; Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở các khu vực:

- Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị: 250-400mm;

- Thừa Thiên Huế, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ: 200-300mm;

- Khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và Đà Nẵng: 100-200mm;

- Khu vực trung du, vùng núi Bắc Bộ: 50-120mm;

Cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt: Trên các sông suối trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Hoàng Long, các sông từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 3-7m.

Mực nước đỉnh lũ trên sông Thao và lưu lượng đến hồ Hòa Bình trên sông Đà, sông Hoàng Long có khả năng đạt mức báo động (BĐ)1-BĐ2; thượng lưu các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh lên mức BĐ2-BĐ3, hạ lưu lên mức BĐ1-BĐ2; các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế lên mức BĐ1-BĐ2.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, đặc biệt là Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; Ngập lụt tại thành phố Hà Nội, các khu đô thị thuộc đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.

Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: cấp 3.

>>> Xem thêm video: Sẵn sàng di dân để ứng phó bão số 4