Ứng dụng thời tiết chú thích sai địa danh Hoàng Sa

(Kiến Thức) - Cục trưởng Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin) cho biết, chú thích đảo Hoàng Sa thành Tam Sa trên trang Windy là hoàn toàn sai trái, vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Mới đây, Sở Thông tin Truyền thông Khánh Hòa đã gửi văn bản đến Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) về việc website Windy.com (theo dõi thời tiết) chú thích sai địa danh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, với tên gọi "Tam Sa".

Ung dung thoi tiet chu thich sai dia danh Hoang Sa
Ảnh chụp lại màn hình trên trang Windy.

Trước đó, người dùng điện thoại phản ánh khi tải ứng dụng Windy thì phần mềm này hiển thị quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là chữ Tam Sa. Ngoài ra, khi phóng to khu vực đảo này thì bản đồ hiện chữ Sansha. 

Phát hiện sự việc, Sở Thông tin và Truyền Thông Khánh Hòa đã gửi văn bản lên cấp trên để đưa ra hướng xử lý. 

Qua xác minh, ông Đoàn Công Huynh - Cục trưởng Thông tin đối ngoại cho biết, đảo Hoàng Sa của Việt Nam thành Tam Sa của trang Windy.com là hoàn toàn sai trái, vi phạm chủ quyền của Việt Nam. 

"Đơn vị sẽ yêu cầu trang web Windy.com gỡ bỏ ngay thông tin sai lệch về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngoài ra, sẽ gửi công văn Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đề nghị truy rõ nguồn gốc trang web này và có biện pháp xử lý để bảo vệ chủ quyền Việt Nam", ông Huynh nói. 

Đi chợ giữa biển Hoàng Sa: Mầm non của biển cả

Đi trên những con tàu đánh cá tung hoành trên vùng biển Hoàng Sa cũng có rất nhiều chàng trai chưa đến tuổi đôi mươi.

Những chàng trai gánh sóng

Đi chợ giữa biển Hoàng Sa: “Bắt tàu” ra khơi

Giờ đây chỉ cần có sức khỏe, những con tàu hậu cần lúc nào cũng sẵn lòng đưa phóng viên như tôi ra Hoàng Sa.

Thủ tục nhanh gọn

"Đông Nam Á sẽ thua nếu chạy đua vũ trang với Trung Quốc"

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, và cho rằng các quốc gia Đông Nam Á đang mắc kẹt trong cuộc chạy đua vũ trang, mà họ chắc chắn sẽ thua, với Trung Quốc.

Trả lời Financial Times hôm 2/6, Bộ trưởng Delfin Lorenzana nói các nước trong khu vực phải tìm cách thỏa hiệp với Bắc Kinh hoặc rơi vào nguy cơ của cuộc xung đột mà họ không thể chiến thắng.