Ukraine trả đũa Belarus vì công nhận Crimea, Nga trừng phạt Canada

(Kiến Thức) - Trong khi Ukraine triệu hồi đại sứ tại Belarus vì nước này công nhận Crimea thuộc Nga thì Moscow cũng công bố các đòn trừng phạt nhằm trả đũa hành động tương tự của Canada.

Theo truyền thông Ukraine, đại sứ nước này được triệu hồi về nước để tham vấn về lập trường của giới lãnh đạo Belarus đối với cuộc khủng hoảng tại bán đảo Crimea.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine Eugene Perebiynis nhấn mạnh: "Xem xét các tuyên bố của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đưa ra ngày 23/3, Bộ Ngoại giao Ukraine đã rút đại sứ tại Cộng hòa Belarus về nước để tham vấn”.
Ngoài ra, Ukraine cũng gửi công hàm ngoại giao chính thức tới Belarus để phản đối các tuyên bố của Tổng thống Lukashenko.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
 Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Trước đó, Tổng thống Alexander Lukashenko trong một cuộc họp báo tại Minsk ngày 23/3 công khai tuyên bố, Belarus công nhận Crimea là một phần của Liên bang Nga trên tinh thần hoàn toàn ủng hộ chứ không hề bị ai ép buộc: “Ngày nay Crimea là một phần của lãnh thổ Nga. Bạn có thể công nhận hay không công nhận điều đó. Sẽ chẳng có gì thay đổi. Không ai có thể ép buộc chúng tôi công nhận sự thật đó hoặc ủng hộ quyết định của Nga”.
Đồng thời, ông Lukashenko cũng mạnh mẽ cam kết, Belarus sẽ sát cánh cùng Nga: “Chúng tôi bị ràng buộc bởi một thỏa thuận với Nga. Chúng tôi sẽ sát cánh bên Nga. Chúng tôi sẽ thực hiện chính sách cân bằng nhưng nếu ai đó hỏi, chúng tôi sẽ không ngần ngại tuyên bố chúng tôi luôn đứng về phía Nga và tôi cũng đã nói điều này với Tổng thống Putin”.
Tổng thống Nga Putin.
 Tổng thống Nga Putin.
Trong khi đó, Moscow vừa đưa ra danh sách các lệnh trừng phạt đối với Canada, trong đó có lệnh cấm nhập cảnh vào Nga đối với 13 nghị sĩ và quan chức Canada.
Lệnh trừng phạt trên được đưa ra sau khi Canada áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại 7 quan chức Nga và 3 quan chức cấp cao của Crimea để phản đối việc Moscow sáp nhập bán đảo này.
Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, danh tính những quan chức Canada bị từ chối nhập cảnh vào Nga bao gồm Cố vấn chính sách đối ngoại của Thủ tướng Canada Christine Hogan, Chủ tịch Quốc hội Andrew Sheer và nhà báo-chính trị gia Chrystia Freeland.

Công ty đường sắt Nhật “hối lộ” quan chức Việt Nam ra sao?

(Kiến Thức) - JTC được thành lập vào năm 1958 khi công trình xây dựng tuyến đường sắt Tokaido Shinkansen bắt đầu khởi công.

JTC, chuyên về thiết kế xây dựng đường sắt và khảo sát mặt đất, bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nước ngoài từ những năm 1990. Kể từ năm 2000, doanh nghiệp này đã nhận được 19 dự án ODA với tổng giá trị lên tới 25 tỷ Yen, bao gồm các đơn hàng nhận được khi tham gia liên doanh.
Công ty tư vấn Nhật cung cấp hàng loạt các dịch vụ tư vấn trong ngành đường sắt như quy hoạch và điều tra các dự án mới; lập kế hoạch phục hồi và cải thiện những công trình cơ sở hạ tầng hiện tồn tại; thiết kế công trình, làm hồ sơ mời thầu,..

Người Tatars nháo nhác chạy từ Crimea sang tây Ukraine

(Kiến Thức) - Sau khi Nga sáp nhập Crimea, hàng trăm người bản địa Tatars tại bán đảo vội vàng chạy sang phía tây Ukraine vì lo ngại sẽ gặp rắc rối với Moscow.

Tatars là cộng đồng Hồi giáo bản địa với khoảng 3.000 dân sống tại bán đảo Crimea. Phần lớn họ tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý để quyết định việc Crimea tách khỏi Ukraine và gia nhập Liên bang Nga được tổ chức ngày 16/3 vừa qua.