Ukraine thu giữ xe tăng T-90M khiến T-14 Armata "lộ bài"?

Xe tăng T-90M hiện đại nhất của Nga được cho là có sở hữu nhiều công nghệ hiện đại từ xe tăng T-14 Armata.

Theo Business Insider, Lực lượng Ukraine tuần qua đã chiếm được hàng chục xe tăng trong các tuần qua, và tổng số xe tăng Nga bị Ukraine thu giữ trên các mặt trận đã lên tới con số 380 xe.

Ukraine thu giu xe tang T-90M khien T-14 Armata

Trong số các xe tăng hiện do Ukraine sở hữu là một loạt xe tăng T-72 và một số xe tăng chủ lực (MBT) T-80. Sau đó, số xe tăng này đã được sửa chữa và tái sử dụng trên chiến trường bởi lực lượng Ukraine.

Tuy nhiên, một xe tăng phía Ukraine mới chiếm được gần đây sẽ không được tái sử dụng trên chiến trường – nó thậm chí còn có thể được chuyển khỏi Ukraine nhằm mục đích nghiên cứu. Đó là T-90M "Provyv" hay T-90M Đột Phá.

Mẫu “siêu xe tăng” mang tên T-90M “Provyv” được kỳ vọng sẽ giúp phương Tây có các thông tin quan trọng về mẫu xe tăng hiện đại nhất Nga đang sở hữu, thậm chí nó còn mang trong mình nhiều công nghệ của siêu tăng T-14 Armata chưa từng xuất hiện trên chiến trường Ukraine.

Xe tăng T-90M Provyv là phiên bản hiện đại hóa của mẫu MBT được Nga đưa vào biên chế kể từ năm 1994. Mẫu T-90 này được nâng cấp đáng kể về độ cứng, độ cơ động và hỏa lực.

Phiên bản này được trang bị một pháo 2A46M 125mm với khả năng khai hỏa cả đạn thông thường và tên lửa chống tăng dẫn đường (ATGM) Reflecks AT-11 Sniper-B. Ngoài ra, nó cũng được trang bị hệ thống súng máy NSVT 12.7mm và súng máy đồng trục PTKM 7.62mm, đều được điều khiển từ xa.

Thiết kế của T-90M lại không có nhiều thay đổi so với các phiên bản tiền nhiệm. Xe có một khoang lái phía trước, một ụ pháo tại chính giữa thân xe, và một động cơ tại đuôi xe. Nó di chuyển bằng động cơ 1000mm, 12 xi-lanh với tốc độ tối đa lên tới 60km/h trên đường phẳng vào 50km/h ở đường đất.

Mẫu MBT này cũng được trang bị tấm chống đạn Relikt ERA, được gắn phía trước và hai bên ụ pháo.

Xe tăng này có thể cung cấp các thông tin quý giá với phương Tây, bởi nó sẽ góp phần tiết lộ hiện trạng công nghệ quân sự mới nhất mà Nga đang sở hữu.

Ukraine thu giu xe tang T-90M khien T-14 Armata
Xe tăng T-90M Nga bỏ lại Kharkov bị rơi vào tay quân đội Ukraine trong tình trạng gần như mới nguyên.
Hiện tại, chỉ một số ít xe tăng T-90M được phát hiện trên chiến trường Ukraine. Một số nhà phân tích cho biết Nga có thể đang giữ lại khoảng 100 xe tăng chủ lực này đề phòng tình hình xung đột ở châu Âu thêm căng thẳng.
Trong khi đó, xe tăng T-14 Armata dù rất được giới quan sát kỳ vọng, nhưng vẫn chưa xuất hiện trên chiến trường Ukraine. Theo nhận định của tờ Econimist, mẫu xe tăng T-14 Armata trong tay Nga hiện tại quá ít, không đủ để có thể thay đổi cục diện trên chiến trường Ukraine, mà thậm chí còn có nguy cơ bị rơi vào tay quân đội Ukraine nếu tham chiến trên chiến trường này.
Thời gian vừa qua, quân đội Ukraine đã có những đợt phản công hiệu quả, buộc quân đội Nga phải triệt thoái khỏi một số địa điểm chiến lược ở khu vực Đông Ukraine. Trong những đợt triệt thoái gấp gáp này, phía Nga đã bỏ lại nhiều trang thiết bị vũ khí, trong đó bao gồm nhiều loại vũ khí hiện đại như xe tăng T-90M.
https://www.businessinsider.com/putin-should-worry-about-ukraine-capturing-new-russian-t90m-tank-2022-10

Iran phát triển lực lượng không quân như thế nào?

Lực lượng không quân Iran gồm hai bộ phận: Không quân thuộc quân đội quốc gia và Không quân vũ trụ thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo.

Không quân quân đội quốc gia

Không quân quân đội quốc gia (KQQĐ) Iran có biên chế khoảng 50.000 người, có nhiệm vụ bảo vệ không phận đất nước, cảnh giới tình hình ở các khu vực chiến lược quan trọng gần Iran, tiến hành các hoạt động tác chiến ở cấp chiến thuật-chiến dịch.

Về cơ cấu tổ chức, KQQĐ gồm 4 sở chỉ huy tại 4 khu vực tác chiến (Bắc, Trung tâm, Nam và Đông). Sở chỉ huy mỗi khu vực đều có các đơn vị không quân tiêm kích (9 đơn vị), hỗn hợp (3 đơn vị) và vận tải độc lập (2 đơn vị). Tính chung, KQQĐ có 32 phi đội chiến đấu và hàng chục đơn vị bảo đảm với mạng lưới sân bay rộng khắp.

Ngoài 14 căn cứ hoạt động thường xuyên, còn có hơn 20 căn cứ dự bị để triển khai các chiến dịch đường không và vận chuyển hàng hóa cho lực lượng lục quân.

Iran phat trien luc luong khong quan nhu the nao?

Một máy bay Su-24 trong biên chế không quân Iran. Ảnh: Wikipedia

KQQĐ Iran được đánh giá là một trong những lực lượng không quân lớn nhất thế giới, với khoảng 350 chiến đấu cơ, chủ yếu là nhập khẩu. Họ còn có lực lượng máy bay vận tải khá lớn với hơn 110 chiếc, gồm nhiều loại như máy bay vận tải hạng nặng Il-76 và C-130, khoảng 30 trực thăng vận tải.

Tuy nhiên, hầu hết số máy bay này đều đã cũ và lỗi thời. Khoảng 40 máy bay tiêm kích MiG-29 và 30 máy bay ném bom Su-24 mua của Nga từ những năm 1990; khoảng 20-25 máy bay tiêm kích đánh chặn F-14A Tomcat, 60 máy bay tiêm kích F-5E, 32 máy bay tiêm kích F-4E Phantom II mua của Mỹ từ những năm 1970...

Do ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt, cấm vận, trong suốt hàng chục năm qua, Iran không mua được các chiến đấu cơ mới, họ phải nâng cấp và sao chép lại các máy bay cũ. Những chiếc F-4, F-14 và Su-24 đã được điều chỉnh về cấu trúc, trang bị thêm các bộ cảm biến và vũ khí mới.

Iran cũng tự nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu siêu âm HESA Shafaq, trực thăng chiến đấu dựa trên công nghệ trực thăng Bell-205 và Bell-206 của Mỹ. Iran cũng là một trong 5 quốc gia dẫn đầu thế giới về nghiên cứu, chế tạo máy bay không người lái (UAV).

Không quân vũ trụ Vệ binh Cách mạng Hồi giáo

Không quân vũ trụ Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (KQVB) có cấu trúc phức tạp hơn KQQĐ. Với khoảng 15.000 binh sĩ, lực lượng này gồm các binh đoàn chiến đấu, bảo đảm và phòng không. Ngoài ra, còn có lực lượng hàng không vũ trụ chịu trách nhiệm vận hành và sử dụng hệ thống tên lửa chiến lược.

KQVB sở hữu 6 căn cứ không quân và 8 nhóm không quân hỗn hợp cùng một số sở chỉ huy tên lửa, không quân, phòng không, huấn luyện, thông tin liên lạc và hậu cần, kỹ thuật. Lực lượng này có chức năng thực hiện các nhiệm vụ phòng không chuyên biệt và toàn quân, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ lực lượng tên lửa chiến lược.

Không quân chiến đấu gồm một số phi đội sử dụng công nghệ tương đối cũ, máy bay huấn luyện, trực thăng vận tải và chiến đấu. Trong biên chế còn có các trạm radar đủ khả năng bao phủ hầu hết biên giới của đất nước. Lực lượng tên lửa gồm 6 lữ đoàn trang bị các tổ hợp tên lửa chiến dịch - chiến thuật và khoảng 100 tổ hợp tầm ngắn, 50 hệ thống tầm trung. Lực lượng này đã triển khai các chương trình tên lửa ICBM/IRBM, như Ghadr-100 có tầm bắn hơn 3.000km và phát triển bệ phóng vệ tinh IRIS.

Nhằm tiêu diệt các mục tiêu trên không, họ sử dụng các tổ hợp pháo phòng không tự hành và xe kéo với nhiều chủng loại có cỡ nòng nhỏ, cũng như tích hợp thành nhóm các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung. Một số hệ thống phòng không được nhập khẩu của Nga (ZSU-23-4, Kvadrat, Tor-M1) và một số nước khác…

Nhìn chung, sức mạnh chiến đấu của các lực lượng không quân Iran chưa thực sự cao. Hiện nay, Iran đang tăng cường đầu tư và triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh không quân, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, giải quyết tranh chấp, xung đột trong khu vực.

Lộ diện hài cốt 76 trẻ em, sự thật đau lòng được giải mã

Trong cuộc khai quật tại Pampa La Cruz, Peru, các nhà khảo cổ phát hiện 76 bộ hài cốt trẻ em. Qua các kiểm tra, họ xác định những đứa trẻ này thuộc nền văn minh Chimu và là những nạn nhân của nghi lễ hiến tế người rùng rợn.

Lo dien hai cot 76 tre em, su that dau long duoc giai ma
Khi tiến hành khai quật tại Pampa La Cruz, Peru, các nhà khảo cổ tìm thấy những ngôi mộ tập thể chứa hài cốt của 76 trẻ em. Phát hiện này nâng tổng số hài cốt trẻ em được khai quật tại đây lên 303.