Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Ukraine đã giúp ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc những gì?

19/02/2021 06:45

Những vũ khí, công nghệ quốc phòng một thời là "bí mật quốc gia" của Liên Xô, đã được Ukraine giúp Trung Quốc và nay trở thành phương tiện răn đe và cạnh tranh vị thế địa chính trị với Mỹ.

Tiến Minh

Nga cất giấu "át chủ bài" bí mật hơn cả vũ khí hạt nhân

Tại sao T-84 Oplot-M của Ukraine là xe tăng tốt nhất châu Âu?

Số phận 7 tàu sân bay của cường quốc Liên Xô: Đi đâu về đâu?

Tại sao Mỹ - Nga đồng thuận, ép Ukraine tự hủy tên lửa R-36M "Quỷ Satan"?

Nền công nghiệp quốc phòng của Ukraine, được kế thừa từ thời Liên Xô. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Ukraine từng trở thành nước xuất khẩu thiết bị lớn trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp quân sự, và Trung Quốc đã có quan hệ hợp tác sâu rộng với Ukraine.
Nền công nghiệp quốc phòng của Ukraine, được kế thừa từ thời Liên Xô. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Ukraine từng trở thành nước xuất khẩu thiết bị lớn trên thế giới trong lĩnh vực công nghiệp quân sự, và Trung Quốc đã có quan hệ hợp tác sâu rộng với Ukraine.
Một số công nghệ quốc phòng của Ukraine đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển vũ khí và trang bị của quân đội Trung Quốc. Có thể điểm qua những vũ khí nổi tiếng, mà Ukraine đã "giúp đỡ" ngành quân sự Trung Quốc, giúp Trung Quốc rút ngắn nhanh chóng trình độ với Quân đội Mỹ.
Một số công nghệ quốc phòng của Ukraine đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển vũ khí và trang bị của quân đội Trung Quốc. Có thể điểm qua những vũ khí nổi tiếng, mà Ukraine đã "giúp đỡ" ngành quân sự Trung Quốc, giúp Trung Quốc rút ngắn nhanh chóng trình độ với Quân đội Mỹ.
Đầu tiên là tàu sân bay Liêu Ninh; sau khi Liên Xô tan rã, chiếc tàu sân bay Varyag đang đóng dở tại nhà máy đóng tàu Biển Đen của Ukraine, và nước này không thể "đủ lực", để tiếp tục đóng con tàu này; thực tế, Ucraina cũng không cần đến con tàu này để làm gì.
Đầu tiên là tàu sân bay Liêu Ninh; sau khi Liên Xô tan rã, chiếc tàu sân bay Varyag đang đóng dở tại nhà máy đóng tàu Biển Đen của Ukraine, và nước này không thể "đủ lực", để tiếp tục đóng con tàu này; thực tế, Ucraina cũng không cần đến con tàu này để làm gì.
Với tham vọng về hải quân "nước xanh", năm 1999, Trung Quốc đã bí mật mua tàu Varyag; năm 2003 tàu kéo về đến Trung Quốc, tháng 4/2005, Varyag được kéo vào ụ tàu của Nhà máy đóng tàu Đại Liên, tiếp theo bắt đầu hoàn thiện. Ngày 25/9/2012, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã chính thức được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc.
Với tham vọng về hải quân "nước xanh", năm 1999, Trung Quốc đã bí mật mua tàu Varyag; năm 2003 tàu kéo về đến Trung Quốc, tháng 4/2005, Varyag được kéo vào ụ tàu của Nhà máy đóng tàu Đại Liên, tiếp theo bắt đầu hoàn thiện. Ngày 25/9/2012, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã chính thức được chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc.
Việc hoàn thiện hàng không mẫu hạm Liêu Ninh có "công sức" không nhỏ của các công ty và kỹ sư Ukraine, từ hoàn thiện bản vẽ đến hệ thống động lực, hệ thống hạ cánh. Điều quan trọng nhất là đưa Trung Quốc, từ "anh thợ học việc", đến làm chủ hoàn toàn, công nghệ đóng tàu sân bay.
Việc hoàn thiện hàng không mẫu hạm Liêu Ninh có "công sức" không nhỏ của các công ty và kỹ sư Ukraine, từ hoàn thiện bản vẽ đến hệ thống động lực, hệ thống hạ cánh. Điều quan trọng nhất là đưa Trung Quốc, từ "anh thợ học việc", đến làm chủ hoàn toàn, công nghệ đóng tàu sân bay.
Có tàu sân bay, nhưng Trung Quốc chưa có tiêm kích hạm; lúc này Trung Quốc chỉ có thể "trông chờ" vào tiêm kích Su-33K và MiG-29K của Nga; nhưng Nga chỉ xuất khẩu chứ không chuyển giao công nghệ. Nhưng vận may đã đến với Trung Quốc, khi Trung Quốc và Ukraine đã đạt được thỏa thuận về việc bán một nguyên mẫu T-10K của Su-33 và một số tài liệu liên quan.
Có tàu sân bay, nhưng Trung Quốc chưa có tiêm kích hạm; lúc này Trung Quốc chỉ có thể "trông chờ" vào tiêm kích Su-33K và MiG-29K của Nga; nhưng Nga chỉ xuất khẩu chứ không chuyển giao công nghệ. Nhưng vận may đã đến với Trung Quốc, khi Trung Quốc và Ukraine đã đạt được thỏa thuận về việc bán một nguyên mẫu T-10K của Su-33 và một số tài liệu liên quan.
Vào mùa hè năm 2010, tiêm kích hạm J-15 do Trung Quốc chế tạo đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Và bản sao của tiêm kích hạm Su-33 mang tên J-15 cũng "có công" giúp đỡ không nhỏ của Ukraine.
Vào mùa hè năm 2010, tiêm kích hạm J-15 do Trung Quốc chế tạo đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Và bản sao của tiêm kích hạm Su-33 mang tên J-15 cũng "có công" giúp đỡ không nhỏ của Ukraine.
Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, Trung Quốc chỉ là "thợ học việc" trong đóng tàu chiến, Trung Quốc lúc này phải nhập những tàu chiến lớp Sovremenny của Nga; "trái tim" của tàu chiến là những tua-bin khí, nhưng Trung Quốc hoàn toàn không thể tiếp cận, do cấm vận của phương Tây.
Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, Trung Quốc chỉ là "thợ học việc" trong đóng tàu chiến, Trung Quốc lúc này phải nhập những tàu chiến lớp Sovremenny của Nga; "trái tim" của tàu chiến là những tua-bin khí, nhưng Trung Quốc hoàn toàn không thể tiếp cận, do cấm vận của phương Tây.
Tàu sân bay Liêu Ninh sử dụng tua-bin khí GT25000 đều do Ukraina cung cấp, phía Ukraina đã chuyển giao công nghệ chế tạo tuabin khí GT25000 cho Trung Quốc. Ngoài ra, tuabin khí UGT25000 cải tiến được sử dụng trong tàu khu trục 052C của Hải quân Trung Quốc, ban đầu do Ukraine cung cấp.
Tàu sân bay Liêu Ninh sử dụng tua-bin khí GT25000 đều do Ukraina cung cấp, phía Ukraina đã chuyển giao công nghệ chế tạo tuabin khí GT25000 cho Trung Quốc. Ngoài ra, tuabin khí UGT25000 cải tiến được sử dụng trong tàu khu trục 052C của Hải quân Trung Quốc, ban đầu do Ukraine cung cấp.
Ngược lại, về phía Nga, do cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014, quan hệ Nga - Ukraine đã trở nên xấu đi, Ukraine đã không còn cung cấp cho Nga các hệ thống động lực tàu thủy; việc này khiến Hải quân Nga trong thời gian dài không thể đóng tàu chiến cỡ lớn.
Ngược lại, về phía Nga, do cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014, quan hệ Nga - Ukraine đã trở nên xấu đi, Ukraine đã không còn cung cấp cho Nga các hệ thống động lực tàu thủy; việc này khiến Hải quân Nga trong thời gian dài không thể đóng tàu chiến cỡ lớn.
Để thỏa mãn tham vọng về lãnh hải tại Biển Đông và thống nhất Đài Loan vũ lực, Trung Quốc phải phát triển các tàu đổ bộ có tốc độ cao; tàu đổ bộ đệm khí Bison của Ukraine là niềm mơ ước đối với Hải quân Trung Quốc. Lợi dụng những khó khăn về kinh tế của Ukraine, Trung Quốc đã tiếp cận mua tàu đổ bộ đệm khí thuộc loại lớn nhất thế giới này.
Để thỏa mãn tham vọng về lãnh hải tại Biển Đông và thống nhất Đài Loan vũ lực, Trung Quốc phải phát triển các tàu đổ bộ có tốc độ cao; tàu đổ bộ đệm khí Bison của Ukraine là niềm mơ ước đối với Hải quân Trung Quốc. Lợi dụng những khó khăn về kinh tế của Ukraine, Trung Quốc đã tiếp cận mua tàu đổ bộ đệm khí thuộc loại lớn nhất thế giới này.
Năm 2009, Ukraine cũng đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Trung Quốc, để bán hai tàu đổ bộ đệm khí Bison. Theo thỏa thuận, nhà máy đóng tàu Biển Đen của Ukraine ở Crimea (lúc đó thuộc về Ukraine), chịu trách nhiệm đóng tàu đổ bộ và cung cấp cho Trung Quốc toàn bộ thông tin kỹ thuật về tàu để Trung Quốc có thể tự sản xuất trong tương lai.
Năm 2009, Ukraine cũng đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Trung Quốc, để bán hai tàu đổ bộ đệm khí Bison. Theo thỏa thuận, nhà máy đóng tàu Biển Đen của Ukraine ở Crimea (lúc đó thuộc về Ukraine), chịu trách nhiệm đóng tàu đổ bộ và cung cấp cho Trung Quốc toàn bộ thông tin kỹ thuật về tàu để Trung Quốc có thể tự sản xuất trong tương lai.
Trong lĩnh vựa hàng không, Ukraine cũng là "bà đỡ" cho ngành công nghiệp hàng không của Trung Quốc. Công ty Motor Sich của Ukraine là một trong những nhà sản xuất động cơ máy bay lớn trên thế giới. Những động cơ mà Motor Sich sản xuất đa dạng, từ dùng cho máy bay vận tải, đến trực thăng và máy bay phản lực huấn luyện.
Trong lĩnh vựa hàng không, Ukraine cũng là "bà đỡ" cho ngành công nghiệp hàng không của Trung Quốc. Công ty Motor Sich của Ukraine là một trong những nhà sản xuất động cơ máy bay lớn trên thế giới. Những động cơ mà Motor Sich sản xuất đa dạng, từ dùng cho máy bay vận tải, đến trực thăng và máy bay phản lực huấn luyện.
Đặc biệt trong lĩnh vực động cơ hàng không lớn, Motor Sich có trình độ kỹ thuật hàng đầu thế giới. Công ty Tianjiao của Trung Quốc đã đề xuất mua lại 56% cổ phần của Motor Sich vào năm 2016. Việc này giúp Trung Quốc lấp đầy khoảng trống công nghệ trong các lĩnh vực động cơ hàng không.
Đặc biệt trong lĩnh vực động cơ hàng không lớn, Motor Sich có trình độ kỹ thuật hàng đầu thế giới. Công ty Tianjiao của Trung Quốc đã đề xuất mua lại 56% cổ phần của Motor Sich vào năm 2016. Việc này giúp Trung Quốc lấp đầy khoảng trống công nghệ trong các lĩnh vực động cơ hàng không.
Việc thay đổi chính sách của chính phủ Ukraine với Trung Quốc trước sức ép của Mỹ vừa qua đã làm Trung Quốc "nóng mặt". Tuy nhiên những "tinh hoa" của ngành CNQP Ukraine đã được Trung Quốc "lĩnh hội" và họ đủ "lông cánh" để đi trên con đường "độc lập"; minh chứng là Trung Quốc liên tục đưa vào biên chế các mẫu tàu chiến mới, tàu sân bay, máy bay mà không cần đến Ukraine nữa.
Việc thay đổi chính sách của chính phủ Ukraine với Trung Quốc trước sức ép của Mỹ vừa qua đã làm Trung Quốc "nóng mặt". Tuy nhiên những "tinh hoa" của ngành CNQP Ukraine đã được Trung Quốc "lĩnh hội" và họ đủ "lông cánh" để đi trên con đường "độc lập"; minh chứng là Trung Quốc liên tục đưa vào biên chế các mẫu tàu chiến mới, tàu sân bay, máy bay mà không cần đến Ukraine nữa.
Tuy nhiên các doanh nghiệp quốc phòng của Ukraine, từ lâu cũng phải sống nhờ "bầu sữa" của Trung Quốc; việc Ukraine theo lệnh Mỹ, thực hiện cấm vận với Trung Quốc chỉ phản tác dụng, khi các các doanh nghiệp quốc phòng này không có vốn; những sản phẩm trên không thể thâm nhập thị trường phương Tây, nên vấn đề phá sản doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Nguồn ảnh: BMDP.
Tuy nhiên các doanh nghiệp quốc phòng của Ukraine, từ lâu cũng phải sống nhờ "bầu sữa" của Trung Quốc; việc Ukraine theo lệnh Mỹ, thực hiện cấm vận với Trung Quốc chỉ phản tác dụng, khi các các doanh nghiệp quốc phòng này không có vốn; những sản phẩm trên không thể thâm nhập thị trường phương Tây, nên vấn đề phá sản doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Nguồn ảnh: BMDP.
Sức mạnh tàu sân bay Liêu Ninh trong biên chế của Hải quân Trung Quốc.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

300 xe tăng Sư đoàn 4 tạo thành cơn "lũ thép"ở Donbass

29/04/2025 14:07
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Kho tên lửa trống trơn, Ukraine tái sử dụng "lão tướng" S-200

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status